Đất nước ta đã trải qua thời kỳ chiến tranh đau thương nên người dân cũng không còn quan tâm nhiều đến các lực lượng thực hiện công tác an ninh quốc gia, trong đó có công tác cơ yếu. Vậy công tác cơ yếu là gì? Để giải thích rõ hơn về khái niệm này, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý vị bài viết công tác cơ yếu là gì?.
Nội dung chính
Công tác cơ yếu là gì?
Công tác cơ yếu là chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động cơ yếu.
Xem thêm: Công tác cơ yếu là gì
Theo khoản 1 Điều 3 Luật cơ yếu 2011 thì Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.
Nguyên tắc thực hiện công tác cơ yếu
– Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Bảo đảm tuyệt đối bí mật, an to àn, chính xác, kịp thời.
– Được tổ chức thống nhất, chặt chẽ, phù hợp yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
– Có chế độ quản lý chuyên ngành đặc thù, chế độ công tác nghiêm ngặt; khoa học và nghiệp vụ mật mã tiên tiến; công nghệ, kỹ thuật mật mã hiện đại.
Từ phân tích về công tác cơ yếu là gì?, có thể thấy đây là một hoạt động quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chính trị và an ninh quốc gia nên không phải chủ thể nào cũng được thực hiện công tác này.
Chủ thể nào có thẩm quyền thực hiện công tác cơ yếu?
Theo quy định của pháp luật, công tác cơ yếu được thực hiện bởi lực lượng cơ yếu. Đây là một trong những lực lượng chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện hoạt động cơ yếu; góp phần bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống; chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh với các hoạt động thám mã gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tại Việt Nam, lực lượng cơ yếu được gọi là Ban Cơ yếu Chính phủ và lực lượng cơ yếu của các bộ,ngành gồm:
Đọc thêm: Tiền lương tối thiểu là gì
– Hệ thống tổ chức cơ yếu Quân đội nhân dân;
– Hệ thống tổ chức cơ yếu Công an nhân dân;
– Hệ thống tổ chức cơ yếu Ngoại giao;
– Hệ thống tổ chức cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương.
Trong đó:
Ban Cơ yếu chính phủ có trách nhiệm thực hiện công tác cơ yếu, bao gồm các công việc được quy định Điều 21 Luật Cơ yếu 2011 như sau:
– Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã trong toàn ngành cơ yếu.
– Tổ chức nghiên cứu và thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan quản lý việc nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã.
– Thống nhất quản lý và bảo đảm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã cho hoạt động cơ yếu trong phạm vi cả nước; sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại.
– Bảo đảm tính sẵn sàng của hệ thống mạng liên lạc cơ yếu và lực lượng dự bị, nguồn dự trữ sản phẩm mật mã để ứng phó có hiệu quả trong mọi tình huống.
– Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc trung ương; trực tiếp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Ban Cơ yếu Chính phủ.
– Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc mã hoá thông tin bí mật nhà nước.
– Tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã và các thông tin bí mật nhà nước khác trong hoạt động cơ yếu.
– Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; cung cấp dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Tìm hiểu thêm: Doanh nghiệp công nghiệp là gì
– Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của pháp luật.
– Hợp tác quốc tế về cơ yếu.
Lực lượng cơ yếu của các bộ, ngành có trách nhiệm tổ chức sử dụng cơ yếu và sự quản lý về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức cơ yếu cấp trên.
Lực lượng cơ yếu được hình thành thông qua sự điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu); hoặc được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu, công tác khác liên quan đến cơ yếu.
Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu
Người làm công tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 26 Luật cơ yếu 2011 sau đây:
– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;
– Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;
– Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
– Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.
Người làm công tác cơ yếu khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn trên thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
Các chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu
– Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thì được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác như đối với quân nhân và được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
– Người làm công tác cơ yếu được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù của ngành cơ yếu theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về công tác cơ yếu là gì? Nếu Quý vị có bất kỳ thắc mắc nào khác có liên quan đến nội dung trên, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu pháp lý là gì