Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp là một nhu cầu bức thiết của nền kinh tế Việt Nam, vì kinh tế càng phát triển thì các doanh nghiệp thành lập càn nhiều để phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế trong các ngành nghề ở tất cả các lĩnh vực. Khi bộ luật doanh nghiệp 2014 ra đời và có hiệu lực thì việc thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp 2014 thật sự rất dễ dàng, chỉ cần một vài thủ tục thì bạn hoàn toàn có thể mở một doanh nghiệp hợp pháp do bạn làm chủ. Nhưng dễ dàng là đối với những người có kinh nghiệm trong kinh doanh và đã từng thành lập doanh nghiệp rồi, còn đối với các doanh nhân trẻ mới bước đầu thực hiện việc kinh doanh thì sao? Tất nhiên là họ sẽ còn khá nhiều câu hỏi và sẽ lúng túng trong các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và một trong những câ hỏi đó là “Đăng ký thành lập danh nghiệp ở đâu?”.
Xem thêm: Cơ quan đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Theo bộ Luật Doanh Nghiệp 2014 qui định về việc thành lập doanh nghiệp thì bạn cần phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận, và các cơ quan nhà nước đó được gọi là Cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các cơ quan đăng ký kinh doanh này được tồ chức ở tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, ngoài ra còn có các phòng đăng ký kinh doanh ở các quận huyện trực thuộc tỉnh. Đây là mấu chốt của việc thành lập doanh nghiệp, bạn có vốn, bạn đã hoàn thành đầy đủ thủ tục nhưng bạn chưa được cấp phép chứng nhận thành lập doanh nghiệp thi cũng vô dụng. Do đó, việc tim hiểu và hoàn thành các thủ tục cần thiết để đăng ký chứng nhận thành lập doanh nghiệp và tìm hiểu xem cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng nhất của người chủ doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty bảo hiểm
Ở nước ta, các cơ quan hành chính được phân theo cấp thành phố và tỉnh, cấp huyện và cuối cùng là phường, xã. Tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt thành lập doanh nghiệp đều chỉ được thành lập ở cấp huyện và cấp tỉnh. Ở cấp huyện, quận, thị xã, thị trấn trực thuộc tỉnh là các Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Còn cấp tỉnh thì có các Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, tất nhiên cũng trực thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu tư. Người muốn nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có thể liên hệ với các Phòng Đăng ký kinh doanh ở địa phương mà doanh nghiệp mình đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet ngày nay, chúng ta không cần phải trực tiếp liên hệ với các trụ sở như nêu trên, mà chúng ta có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp online thông qua trang chủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Còn nếu bạn vẫn không thể hoàn tất các thủ tục và cảm thấy nó quá khó khăn, thì bạn có thể liên hệ với các văn phòng luật sư hoặc các công ty luật để được tư vấn về các dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, khi đó bạn chỉ cần cung cấp thông tin và hồ sơ thì các văn phòng luật sẽ đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh giùm bạn, và bạn chỉ cần lên Phòng đăng ký kinh doanh ở địa phương mà doanh nghiệp của bạn đăng ký trụ sở chính một lần duy nhất để nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy, nói chung là khi đăng ký một ngành nghề kinh doanh nào đó, cũng như khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn phải liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh ở địa phương mà doanh nghiệp bạn đặt trụ sở, Phòng đăng ký kinh doanh này trực thuộc với Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ và chờ xét duyệt để được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
Đọc thêm: đăng ký giấy phép kinh doanh cầm đồ