Đọc thêm: Chủ tịch hội đồng quản trị là gì
Nội dung chính
1. Chứng khoán là gì?
Tại Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa:
Xem thêm: Chứng khoán cổ phiếu là gì
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Căn cứ Điều 4 Luật Chứng khoán, các loại tài sản là chứng khoán được quy định cụ thể như sau:
1.1. Cổ phiếu
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
(theo khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán)
Khoản 1, 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định có 02 loại cổ phiếu:
– Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): Đây là loại cổ phiếu dùng để xác định quyền sở hữu của các cổ đông. Người nắm giữ cổ phiếu này sẽ có quyền quản lý và kiểm soát công ty hay tham gia vào các cuộc họp hội đồng quản trị, cũng như bỏ phiếu quyết định vào các vấn đề lớn của công ty.
– Cổ phiếu ưu đãi: Người nắm giữ loại cổ phiếu này được nhận ưu đãi về cổ tức và quyền biểu quyết hay được hoàn lại phần vốn góp.
Xem thêm: Cổ phiếu là gì? Những điều cần biết trước khi đầu tư cổ phiếu
1.2. Trái phiếu
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
(theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán)
Hiểu một cách đơn giản, người sở hữu trái phiếu là người cho nhà phát hành vay vốn và nhà phát hành trái phiếu có nghĩa vụ phải thanh toán nợ theo cam kết được xác định trong hợp đồng vay. Hay nói cách khác là một loại chứng khoán nợ, khi doanh nghiệp phá sản hay giải thể thì trước tiên phải thanh toán cho những người đang nắm giữ trái phiếu.
Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi cố định và thường ký, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
Xem thêm: Trái phiếu là gì? Trái phiếu và cổ phiếu khác nhau thế nào?
1.3. Chứng chỉ quỹ
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
(theo khoản 4 Điều 4 Luật Chứng khoán)
Mục đích của chứng chỉ quỹ là xác định quyền sở hữu vốn trong quỹ đại chúng của các nhà đầu tư. Quỹ này hình thành từ vốn góp của chủ đầu tư nhằm kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán.
Các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ đầu tư đại chúng bằng việc mua chứng chỉ quỹ, sau đó công ty quản lý quỹ sử dụng số vốn này để đi đầu tư vào các loại tài sản như cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, bất động sản… và chia sẻ thu nhập với các nhà đầu tư.
Xem thêm: Chứng chỉ quỹ là gì? Chứng chỉ quỹ và cổ phiếu có gì khác nhau?
1.4. Chứng quyền
Chứng quyền được giải thích tại khoảng 5 Điều 4 Luật Chứng khoán như sau:
Tìm hiểu thêm: Nhãn hiệu là gì ví dụ
Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.
1.5. Chứng quyền có đảm bảo
Chứng quyền được giải thích tại khoản 6 Điều 4 Luật Chứng khoán:
Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
1.6. Quyền mua cổ phần
Quyền mua cổ phần theo giải thích tại khoản 7 Điều 4 Luật Chứng khoán:
Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.
1.7. Chứng chỉ lưu ký
Khoản 8 Điều 4 Luật Chứng khoán giải thích về chứng chỉ lưu ký như sau:
Chứng chỉ lưu ký là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
1.8. Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
(theo khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán)
Hiểu đơn giản, chứng khoán phái sinh là một loại hợp đồng tài chính quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia. Trong đó, giá giao dịch được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện lại ở một ngày cụ thể trong tương lai.
Xem thêm: Chứng khoán phái sinh: Cần hiểu kỹ 5 điều này trước khi chơi
Đọc thêm: Chủ tịch hội đồng quản trị là gì
2. Thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào?
Khoản 14 Điều 4 Luật Chứng khoán quy định, hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và các hoạt động khác được quy định tại Luật này.
Bên cạnh đó, cũng tại Điều 4, đầu tư chứng khoán là việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Hiện nay, theo Điều 5 Luật Chứng khóan, thị trường chứng khoán được Nhà nước tổ chức hoạt động theo nguyên tắc:
1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.
2. Công bằng, công khai, minh bạch.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.
Đồng thời, để phát triển và quản lý thị trường chứng khoán, theo Điều 6, Nhà nước đã và đang thực hiện các chính sách:
– Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển.
– Quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả.
– Đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Như vậy, chứng khoán và thị trường chứng khóan tại Việt Nam đều được pháp luật quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Đọc thêm: Chủ tịch hội đồng quản trị là gì
3. Đặc điểm của chứng khoán
Với tính chất là một loại hàng hóa của nền kinh tế thị trường, chứng khoán có các đặc điểm cơ bản như sau:
– Chứng khoán là công cụ pháp lý ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư với tổ chức phát hành. Đây là đặc điểm phân biệt chứng khoán với các loại hàng hóa thông thường khác như nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, hàng hóa tiêu dùng…
– Chứng khoán có tính lưu thông, tức là có khả năng trao đổi, mua bán, cho tặng, thừa kế hoặc đem bảo đảm cho các nghĩa vụ về tài sản. Tuy nhiên, nó chỉ có thể lưu thông trên một thị trường đặc biệt là thị trường chứng khoán.
– Chứng khoán có tính thanh khoản cao, tức khả năng hoàn chuyển thành tiền một cách dễ dàng. Người sở hữu chứng khoán có thể chuyển chứng khoán thành tiền bằng cách đem bán trên thị trường chứng khoán thông qua các giao dịch với nhà môi giới.
– Chứng khoán là tài sản có tính rủi ro cao: Sở dĩ nói như vậy là vì trên thực tế, giá trị của chứng khoán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chất lượng hoạt động của tổ chức phát hành để đến tâm lý của các nhà đầu tư, cũng như khả năng điều hành thị trường của các nhà quản lý.
Vì tính rủi ro cao nên việc đầu tư vào chứng khoán luôn được cảnh báo là hạng mục đầu tư mạo hiểm, dù sự hứa hẹn khả năng sinh lời cao cho các nhà đầu tư.
Đọc thêm: Chủ tịch hội đồng quản trị là gì
4. Lợi ích và rủi ro khi chơi chứng khoán
4.1. Lợi ích khi đầu tư chứng khoán
– Là biện pháp đối phó với lạm phát: So với tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm, thông thường cổ phiếu có mức lãi suất vào khoảng 10%/năm. Tuy nhiên, để được hưởng lợi từ điều đó, các nhà đầu tư phải duy trì khoản đầu tư lâu dài.
– Dễ dàng đầu tư: Các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ hay chứng khoán phái sinh… thông qua sàn môi giới hoặc thực hiện trực tiếp qua mạng internet. Việc thiết lập một tài khoản giao dịch chứng khoán vô cùng đơn giản và chỉ tốn khoảng vài phút.
– Dễ dàng thu hồi vốn: Cổ phiếu là loại hình chứng khoán thông dụng nhất hiện nay. Quyền mua, bán cổ phiếu có thể thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào để đầu tư hoặc thu hồi hồi vốn.
4.2. Rỏi ro khi đầu tư chứng khoán
Khi đầu tư vào chứng khoán, nhà đầu tư có thể gặp phải một số rủi ro như:
– Nguy cơ mất số tiền đầu tư: Nếu một công ty làm ăn thua lỗ, các nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu, khiến cho giá cổ phiếu của công ty đó giảm theo.
– Các cổ đông được chi trả cuối cùng nếu tổ chức phát hành phá sản: Khi một công ty tuyên bố phá sản, các cổ đông ưu đãi hoặc các chủ nợ sẽ được chi trả trước các cổ đông thông thường.
Bên rủi ro, các nhà đầu tư cũng sẽ gặp rất nhiều thử thách về tâm lý. Giá cổ phiếu tăng và giảm tính theo từng giây. Vì vậy nếu không có tâm lý vững vàng, các nhà đầu tư rất dễ bị mua vào với giá cao nhưng lại phải bán ra khi giá thấp do lo sợ thua lỗ.
Đọc thêm: Chủ tịch hội đồng quản trị là gì
5. Cần trang bị gì trước khi đầu tư chứng khoán?
Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần trang bị cho bản thân:
– Vốn
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư cần chuẩn bị cho mình một lượng vốn nhất định, số vốn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lượng tài sản đang sở hữu, độ rủi ro và kỳ vọng về lãi thu về.
– Thiết bị điện tử
Sở hữu một thiết bị thông minh như smartphone, máy tính bảng hay laptop là điều vô cùng cần thiết. Các thiết bị này đảm bảo cho nhà đầu tư luôn cập nhật kịp thời thông tin về thị trường và có thể thực hiện giao dịch một cách nhanh nhất.
– Thông tin về thị trường
Thông tin thị trường là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình đầu tư chứng khoán. Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, nguồn thông tin dành cho các nhà đầu tư vô cùng rộng mở.
Trước khi bắt đầu, các nhà đầu tư nên cập nhật các nguồn thông tin chính xác, đa chiều và chuyên sâu từ chuyên gia, người có kinh về các thông tin tài chính quan trọng.
– Kiến thức về chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư sinh lời tương đối tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận cao thì luôn đi kèm với rủi ro. Do vậy, việc trau dồi kiến thức cơ bản về chứng khoán điều vô cùng cần thiết.
Trên đây là một số thông tin về: Chứng khoán là gì? Những điều cơ bản cần biết trước khi đầu tư. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.