Tìm hiểu thêm: Thực phẩm chức năng là gì
Người ta thường nhìn vào chức danh hoặc chức vụ của một người để xác định vị trí hay địa vị của một cá nhân trong xã hội cũng như trong các tổ chức chính trị, nghề nghiệp,…Hai thuật ngữ này thường đi cùng nhau, gây nhầm lẫn và thường khó phân biệt.
Xem thêm: Chức vụ là gì
Nội dung chính
1. Chức danh là gì? Chức vụ là gì?
Chức danh là trách nhiệm, phận sự và sự ghi nhận một vị trí được tổ chức thế giới, đơn vị chính trị, tổ chức nghề nghiệp,… hợp pháp công nhận. Một số ví dụ như: tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, bác sĩ, ca sĩ,…
Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nhất định trong một tổ chức/tập thể cụ thể. Một số ví dụ như: chủ tịch, thủ tướng,… đối với đất nước hay chức vụ giám đốc, trưởng phòng, phó phòng,… đối với một doanh nghiệp/công ty bất kỳ. Thông thường thì chức vụ đi cùng với chức danh nhưng trong một số trường hợp hai khái niệm này lại độc lập không đi cùng nhau.
Để đạt được một chức vụ nhất định mỗi cá nhân buộc phải trải qua quá trình tuyển dụng, đào tạo nhất định. Điều quan trọng là người nắm giữ chức vụ phải được công nhận và quản lý bởi một tổ chức.
Ngược lại, chức danh lại không cần những yêu cầu trên, người nắm giữ chức danh đôi khi chỉ cần cố gắng, phấn đấu để được công nhận chức danh đó. Mà không cần được tuyển dụng quản lý bởi một tổ chức nào đó. Nhưng chức danh lại được công nhận bởi xã hội.
2. So sánh chức danh và chức vụ:
Chức danh và chức vụ của một cá nhân thường đi cùng với nhau và rất dễ gây nhầm lẫn. Nhưng chúng lại có những đặc điểm khác nhau cụ thể sau đây:
a. Về sự công nhận, thừa nhận:
-
Chức danh: Chức danh nhận được sự công nhận của xã hội, công nhận quá trình phấn đấu của một cá nhân trong xã hội để có được chức danh đó.
Một vài ví dụ về chức danh có thể kể đến như: giáo viên, phát thanh viên, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân,…
Tham khảo thêm: Bảo trợ xã hội là gì
Quá trình phấn đấu của cá nhân không đơn thuần chỉ là quá trình nghiên cứu, học tập mà còn phải nói đến việc tuyển dụng.
- Chức vụ: Chức vụ không đơn thuần chỉ là sự công nhận từ xã hội mà quan trọng hơn phải là sự công nhận từ tổ chức.
Chức vụ phải nhận được sự công nhận của tổ chức về quyền hạn, vị trí và chức năng mà chức vụ cá nhân đó đang nắm giữ. Chức vụ này sẽ không được ghi nhận nếu không nhận được sự công nhận của tổ chức đang quản lý.
b. Về chức năng, nhiệm vụ:
-
Chức danh: Cá nhân mang chức danh thực hiện chức danh của mình gắn liền với tên gọi. Chẳng hạn như: Bác sĩ (khám bệnh, chữa bệnh), Giáo viên (giảng dạy, dạy học).
-
Chức vụ: Người có chức vụ thường mang nhiều chức năng khác nhau và thường sẽ nắm giữ một vị trí quan trọng nhất định trong tập thể/tổ chức/đơn vị nào đó. Vì vậy nên chức năng của chức vụ sẽ được tổ chức quy định rõ ràng.
c. Về đơn vị quản lý:
-
Chức danh:
Người có chức danh có thể có thể được quản lý bởi một đơn vị hoặc không. Những cá nhân này không bắt buộc phải thuộc đơn vị nào quản lý.
- Chức vụ:
Một trong những đặc trưng, đặc điểm cơ bản của chức vụ là có sự công nhận của một tổ chức. Ghi nhận vị trí, những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đối với chức vụ đang nắm giữ. Vì vậy nên người nắm giữ chức vụ phải được quản lý bởi một tổ chức/đơn vị nhất định.
3. Chức danh nghề nghiệp là gì?
Theo quy định tại thông tư 12/2012/TT – BNV quy định về chức danh nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp được dùng làm căn cứ để thực thi các công tác tuyển dụng, quản lý.
Chức danh nghề nghiệp là tên gọi để thể hiện những thông tin sau trình độ, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của cá nhân đó xét trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Bình thường chức danh sẽ hay đi kèm với chức vụ. Chẳng hạn như bác sĩ sẽ có chức vụ bác sĩ trong bệnh viện/phòng khám và được công nhận bởi đơn vị người đó đang làm việc là bệnh viện/phòng khám và được công nhận với chức danh bác sĩ bởi xã hội.
Tham khảo thêm: Quản lý nhà nước là gì
Tuy nhiên trong một số trường hợp chức danh không đi kèm với chức vụ và ngược lại. Chằng hạn như giáo sư, bác sĩ y học nhưng lại có chức vụ Bộ trưởng Bộ y tế.
Ví dụ về chức danh nghề nghiệp: Y tá, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y, dược tá, hộ lý, phát thanh viên, huấn luyện viên, bình luận viên/ phóng viên cao cấp,…
4. Nhân viên là chức danh hay chức vụ?
Từ nhân viên phải đi kèm với một vị trí cụ thể nào đó mới có thể xác định chính xác được là chức danh hay chức vụ. Nhưng cũng có thể dựa vào những tiêu chí như: cá nhân này được xã hội công nhận trong quá trình gì, kế tiếp là cá nhân này đảm nhận vấn đề gì có nằm trong cơ quan nào quản lý hay không.
Kế tiếp, cá nhân này có đảm bảo đảm nhiệm được vai trò,vị trí nào tại cơ quan/tổ chức hay không. Vì thông thường chức vụ nắm giữ những vị trí quan trọng trong tổ chức.
Do tính chất cuối cùng nêu trên nên trong thực tế nhân viên là chức danh chứ không phải chức vụ.
5. Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?
Ta có thể khẳng định được rằng Hiệu trưởng là một chức vụ thông qua phân tích từ ví dụ trên. Để có thể nắm giữ chức vụ này người hiệu trưởng phải trải qua quá trình bổ nhiệm khó khăn và tuân thủ quy định pháp luật.
Kế tiếp, sau khi đã được bổ nhiệm vào chức danh trên thì Hiệu trưởng sẽ nhận được sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể nói Hiệu trưởng là một chức vụ quan trọng trong trường học, nắm giữ nhiệm vụ quản lý các chức danh phía dưới.
Phân tích kỹ hơn ta có thể thấy hiệu trưởng nắm giữ nhiều quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ quản lý trong trường học, thông qua các quy trình thủ tục để được bổ nhiệm. Nhưng ở góc độ trường học thì hiệu trưởng cũng là một giáo viên, cũng có quyền và nghĩa vụ thực hiện như một giáo viên. Mà giáo viên là chức danh đã được công nhận bởi pháp luật Việt Nam. Có thể suy ra hiệu trưởng vừa là chức danh, vừa là chức vụ.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm chức năng là gì
Trên đây là những thông tin được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Glaw trả lời cho câu hỏi Chức danh là gì? Chức vụ là gì? Và những đặc điểm, bản chất liên quan đến hai khái niệm này. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trên sự nghiệp kinh doanh của mình.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm chức năng là gì