Quy định các biện pháp chống bán phá giá. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo pháp luật cạnh tranh.
1. Cơ sở pháp lý:
Xem thêm: Chống bán phá giá là gì
– Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2004
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2004 quy định về việc xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam như sau:
“Điều 3. Xác định hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam
1. Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
3. Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:
a) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường;
b) Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.”
Khái niệm về chống bán phá giá
Phá giá là bán không đúng với giá trị thực của hàng hóa.
Tìm hiểu thêm: Brand là gì? Phân biệt giữa Brand và Trademark
Bán phá giá là hiện tượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với giá thấp hơn giá của mặt hàng đó ở thị trường nước xuất khẩu với mục đích loại trừ đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài hoặc tìm kiếm ngoại tệ khẩn cấp.
Chống bán phá giá là tổng hợp những biện pháp cách thức nhằm chống lại các hành vi bán phá giá vào thị trường của một nước hay vùng lãnh thổ. Khi các hành vi bán phá giá thực hiện gây thiệt hại cho các nước nhập khẩu thì tất yếu sẽ có các biện pháp mà nước nhập khẩu đặt ra nhằm ngăn cản sự vi phạm đó. Trong rất nhiều cách thức đó thì việc áp dụng các quy định pháp luật luôn là biện pháp được đặt ra và rất hiệu quả, đặc biệt là các biện pháp thuế quan luôn là chế tài thường áp dụng đối với các mặt hàng được cho là bán phá giá. Nhìn chung, để đảm bảo nền sản xuất trong nước phát triển bền vững các nước luôn tìm cách thức nhất định nhằm chống bán phá giá và việc hình thành các cam kết đa phương là hướng ưu tiên lựa chọn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày nay.
Phân loại bán phá giá
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế, mua bán hàng hoá quốc tế mới nhất năm 2022
Bán phá giá gồm hai loại là bán phá giá chớp nhoáng (bán phá giá độc quyền) và bán phá giá không độc quyền.
Bán phá giá chớp nhoáng (bán phá giá độc quyền) là hình thức bán giá xuất khẩu tạm thời thấp hơn giá nội địa để tăng sức cạnh tranh, loại trừ đối thủ. Khi đã đạt được mục đích thì mức giá sẽ được nâng lên ở mức giá độc quyền. Phá giá độc quyền là hành vi vi phạm thô bạo nguyên tắc cạnh tranh vì bản chất của nó là hành vi nhằm độc quyền hóa. Phá giá độc quyền làm hủy hoại cạnh tranh và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những bất ổn về kinh tế.
Phá giá độc quyền chia làm hai loại đó là: phá giá chiến lược là hành vi bán phá giá nằm trong một chiến lược cạnh tranh tổng thể của nước xuất khẩu và phá giá cướp đoạt là hành vi định giá thấp hơn nhằm mục đích đẩy đối thủ cạnh tranh vào tình trạng phá sản để giành vị trí độc quyền tại nước nhập khẩu.
Bán phá giá không độc quyền biểu hiện ở loại hình thức bán phá giá bền vững hay còn gọi là chính sách phân biệt về giá cả, bán phá giá bền vững là xu hướng bán sản phẩm trên thị trường thế giới với giá thấp hơn giá nội địa nhằm cực đại lợi nhuận của nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc biểu hiện ở loại hình thức bán phá giá không thường xuyên (phá giá chu kỳ) là bán phá giá xuất khẩu thấp để tránh rủi ro của thị trường thế giới và giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính mà công ty đang cần giải quyết gấp. Đây là hình thức phá giá mà nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm giải quyết hậu quả của việc sản xuất quá dư thừa loại hàng hóa đó.
Ngoài ra trên thực tế còn có hai hình thức bán phá giá khác đó là bán phá giá đảo ngược (bán phá giá mở rộng thị trường) là định giá đối với thị trường nước ngoài cao hơn so với trong nước. Đây là việc nhà sản xuất bán hàng hóa với giá cao ở trong nước nhằm hỗ trợ cho giá thấp ở thị trường xuất khẩu và hình thức bán phá giá qua lại, bán phá giá qua lại tạo ra sự chênh lệch về giá (khi hàng hóa trong nước và ngoài nước không có sự khác biệt về giá), từ đó thương mại quốc tế sẽ xảy ra.
Các biện pháp chống bán phá giá
Theo Điều 4 Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2004 quy định về các biện pháp chống bán phá giá như sau:
“Điều 4. Các biện pháp chống bán phá giá
1. Áp dụng thuế chống bán phá giá.
Đọc thêm: Chứng từ là gì? Các loại chứng từ? Chứng từ kế toán
2. Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý.”
Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra. Trên thực tế, thuế chống bán phá giá được nhiều nước sử dụng như một hình thức “bảo hộ hợp pháp” đối với sản xuất nội địa của mình. Để ngăn chặn hiện tượng lạm dụng biện pháp này, các nước thành viên WTO đã cùng thỏa thuận về các quy định bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, tập trung trong một Hiệp định về chống bán phá giá của WTO – Hiệp định ADA.
Xem thêm: Tập quán thương mại quốc tế là gì? Áp dụng tập quán thương mại quốc tế?
Cam kết về các biện pháp loại trừ chống bán phá giá: Đây là biện pháp thường áp dụng trong khi gia nhập các tổ chức đa phương về thương mại, và các chủ thể chủ yếu là cá nhân, tổ chức hay là chính phủ của một nước nào đó. Việc áp dụng các cam kết này chưa thật sự được thực hiện tại Việt Nam vì chúng ta chưa đủ các điều kiện cần thiết để đáp ứng các yêu cầu đó, các cam kết này mang tính tự nguyện thực thi cũng như phải chấp nhận các chế tài khi vi phạm vào đó, việc cam kết này chỉ có hiệu lực đối với nước đã cam kết mà không áp dụng đối với các nước không tham gia. Thường thì các biện pháp loại trừ chống bán phá giá sẽ được áp dụng trước nếu trước đó đã cam kết thay vì áp dụng thuế chống bán phá giá.
Theo quy định Điều 6 Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2004 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá như sau:
“Điều 6. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam khi có hai điều kiện sau đây:
1. Hàng hoá bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
2. Việc bán phá giá hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều này là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Thực hiện biện pháp khi có các hành vi bán phá giá: trong những năm qua việc Việt Nam luôn bị kiện bán phá giá đã cho ta một bài học đắt giá về hậu quả của bị xử thua, trong thời kì hội nhập việc chủ động kiện khi bị bán phá giá là một biện pháp thiết thực và cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, việc phải chuẩn bị là rất nhiều trong đó cơ sở pháp lý là điều cần thiết và một đội ngũ các doanh nghiệp đoàn kết là con đường để có thể kiện thành công và thắng lợi. Thuận lợi của chúng ta hiện nay là việc chúng ta đã gia nhập WTO với Hiệp định Chống bán phá giá của tổ chức này và các văn bản pháp lý về chống bán phá giá ở trong nước chúng ta có đủ cơ sở pháp lý cần thiết để tiến hành các vụ kiện và thắng lợi.
Như vậy, việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá là điều cần thiết để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất trong nước phát triển ngày một tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Công đoàn cơ sở là gì