logo-dich-vu-luattq

Chiếu là gì ? Khái niệm Chiếu được hiểu như thế nào theo luật ?

Thưa luật sư, xin luật sư cho biết “Chiếu” được sử dụng trong thời đại phong kiến là gì? Pháp luật quy định như thế nào về “Chiếu”? Rất mong nhận được giải đáp từ luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Phương Vy – Đồng Nai

Xem thêm: Chiếu là gì

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Khái quát về sự xuất hiện của “chiếu”

Văn bản hành chính là một phần không thể thiếu trong đời sống chính trị của một quốc gia. Chúng gắn liền với những hoạt động mang tính chất quan phương của nhà nước, thể hiện sự chú ý của những người lãnh đạo về mọi mặt trong xã hội. Và trong hệ thống văn bản hành chính thời trung đại, chiếu là một loại hình văn bản có tầm quan trọng thiết yếu.

Xuất hiện và phát triển trong chế độ phong kiến, chiếu là một loại hình văn bản hành chính có vai trò rất lớn. Ở mọi triều đại, trong mọi thời kì, chiếu luôn được coi là một trong những loại hình văn bản hành chính quan phương nhất, bởi nó trực tiếp thể hiện những mệnh lệnh, những ý kiến, những suy nghĩ của nhà vua và được ban bố rộng rãi cho quần thần và dân chúng. Nhưng mặt khác đây cũng là một thể loại văn học quan trọng ra đời từ thời cổ. Ở Việt Nam, chiếu cũng xuất hiện tương đối sớm và được ghi chép lại khá nhiểu trong sử sách. Đặc biệt là hai bộ sử lớn của Việt Nam là Đại Việt sử kí toàn thư và Đại Nam thực lục do Quốc sử triều Nguyễn soạn. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu và hệ thống các văn bản chiếu chiếu của Việt Nam.

2. Chiếu là gì ?

Để đưa ra một khái niệm thống nhất về chiếu, chúng tôi tiền hành tìm hiểu thông qua các bộ từ điển:

Trong Từ nguyên chính tục biên bản hợp đính, quyển 1, Thương vụ ấn thư quán, năm 1947, trang 1376, một trong những định nghĩa về chiếu như sau: 詔, 詔書也. 古時上命其下皆曰詔. 秦漢以後天子稱之.漢書 “: 陛下登德音, 下明詔”(Chiếu, chiếu thư dã. Cổ thời thượng mệnh kì hạ giai viết chiếu). Tần Hán dĩ hậu thiên tử xưng chi. Hán thư: “Bệ hạ phất đức âm, hạ minh chiếu” nghĩa là: Chiếu tức là chiếu thư. Thời xưa người trên ra lệnh cho người dưới thì đều gọi là chiếu. Từ đời Tần Hán trở về sau khi dùng cho thiên tử mới dùng từ này. Sách Hán thư: “Bệ hạ mở đức, hạ minh chiếu”.

Để làm sáng tỏ hơn định nghĩa này, cũng trong cuốn Từ nguyên chính tục biên trên, chúng tôi xin trích định nghĩa về chiếu thư như sau: 詔書, 舊制也. 國家大政事布告民者曰詔書, 用哽皇紙墨 書. 独斷: “帝之下書有四. 三曰詔書” (Chiếu thư, cựu chế dã. Quốc gia đại chính sự bố cáo dân giả viết chiếu thư, dụng ngạnh hoàng chỉ mặc thư. Độc đoạn: “Đế chi hạ thư hữu tứ, tam viết chiếu thư), nghĩa là: Chiếu thư là chế cũ. Các việc chính sự lớn mà bố cáo cho dân chúng thì gọi là chiếu thư, dùng chỉ vàng cứng và mực đen để viết. Sách Độc đoạn nói rằng: “Thư nhà vua ban xuống cho dân có 4 thứ, thì 3 cái gọi là chiếu thư”.

Trong Từ hải, bản hợp đính, quyển 1 trọn bộ do Trung Hoa thư cục tái bản năm 1948, trang 1241, chữ chiếu cũng có rất nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa như sau: 詔, 詔書也. 史記秦始皇紀: “命為制, 令為詔, 漢書董仲舒傳: “陛下登德音, 下明詔” (Chiếu, chiếu thư dã. Sử kí Tần Thủy Hoàng kỉ: “Mệnh vi chế, lệnh vi chiếu”, Hán thư “Đổng Trọng Thư truyện: “Bệ hạ phát đức âm, hạ minh chiếu”), nghĩa là: “Chiếu, tức là chiếu thư. Tần Thủy Hoàng bản kỉ trong sách Sử kí: “Mệnh là chế, lệnh là chiếu.” Sách Hán Thư: “Bệ hạ mở đức, hạ minhchiếu”.

Và cũng trong cuốn Từ Hải này, chữ chiếu thư được định nghĩa như sau: 皇帝布告臣民之書曰詔書. 獨斷 : “帝之下書有四, 三曰詔書, 詔書者, 詔告也. Hoàng đế bố cáo thần dân chi thư viết chiếu thư. Độc đoạn: Đế chi hạ hữu tứ, tam viết chiếu thư, chiếu thư giả, chiếu cáo dã), nghĩa là: thư nhà vua ban xuống cho dân có 4 thứ, thì ba cái gọi là chiếu thư, chiếu thư tức là chiếu cáo.

Qua hai bộ từ điển lớn là Từ nguyên và Từ hải trên, chúng ta có thể thấy chữ chiếu không có một định nghĩa riêng cụ thể mà nó chỉ được xếp chung vào chiếu thư, do người trên mệnh cho người dưới, do Hoàng đế bố cáo cho thần dần những chuyện quốc gia đại sự.

Trong Trung văn đại từ điển do Trung Quốc Văn hóa Viện xuất bản năm 1968, trang 36182.1 – 36187.7, chữ chiếu bao gồm 13 nghĩa, trong đó có một nghĩa như sau: 詔, 天子之詔令, 王言曰詔, 皇后太子曰令 (Chiếu, thiên tử chi chiếu lệnh, vương ngôn viết chiếu, hoàng hậu thái tử viết lệnh), nghĩa là: Chiếu, tức là chiếu lệnh của thiên tử. Lời của nhà vua là chiếu, còn lời của hoàng hậu và thái tử là lệnh.

Theo Đại từ điển tiếng Việt, chiếu là văn bản nhà vua ban bố cho thần dân biết rõ một số chính sách của nhà nước, viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn bốn – sáu hoặc sáu – bốn và có về đối ở từng cặp câu.

Theo Từ điển Văn học (bộ mới), chiếu lệnh là một hình thức văn chương của Trung Quốc và nhiều nước phương Đông thời cổ, dùng để gọi chung các văn từ mệnh lệnh do nhà vua ban bố cho quần thần, bao quát các thể văn sách, chiếu, mệnh, lệnh, chế, cáo… vốn không thống nhất về thể loại cũng như tên gọi.

Trong Thơ văn Lý – Trần nhìn từ thể loại, NXB Giáo dục,1996, tác giả Nguyễn Phạm Hùng đã đưa ra định nghĩa về chiếu như sau:

“Chiếu là loại văn bản hành chính của triều đình nhằm công bố cho thần dân trong nước biết và thực hiện những nhiệm vụ hay những vấn đề có liên quan tới đời sống quốc gia, dân tộc, vương triều”.

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa chung cho văn chiếu như sau:

Chiếu là văn bản hành chính có tính quan phương trong thời kì trung đại, nhằm công bố cho thần dân trong nước biết và thực hiện những nhiệm vụ hay những vấn đề có liên quan tới đời sống quốc gia, dân tộc, vương triều và thường được viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn bốn – sáu hoặc sáu – bốn, có vế đối ở từng cặp câu.

3. Lịch sử hình thành, phát triển và một số đặc điểm của văn bản chiếu

3.1. Lịch sử hình thành, phát triển của văn bản chiếu

Chiếu là một loại hình văn bản hành chính đặc biệt đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thời cổ và được truyền sang các nước phương Đông thuộc vùng ảnh hưởng của văn hóa Hán, trong đó có Việt Nam. Sở dĩ đặc biệt vì đó là một trong những loại hình văn bản hành chính có tính quan phương nhất của nhà nước đã ra đời từ rất lâu, tồn tại trong suốt thời kì phong kiến.

Trong tác phẩm Lịch sử văn hóa Trung Quốc được tác giả Nguyễn Phạm Hùng trích dẫn trong cuốn Văn học Lý – Trần nhìn từ thể loại, Đàm Gia Kiện đã viết về nguồn gốc của văn chiếu như sau: Chiếu là “cáo của triều đình ban bố gọi chung là chiếu lệnh, bắt nguồn từ thể cáo trong Thượng thư, thời Xuân Thu gọi là mệnh, thời Chiến Quốc gọi là lệnh. Sau khi Tần thống nhất, đổi mệnh thành chế, đổi lệnh thành chiếu. Đầu đời Hán mệnh chia làm bốn loại, danh mục, công dụng khác nhau. Chiếu là cáo với bách quan…” Như vậy, chiếu vốn được bắt nguồn từ thể cáo trong sách Thượng thư, được gọi là chiếu lệnh, trải qua các tên gọi khác nhau, đến đời Tần mới có tên gọi là chiếu như hiện nay. Thực chất, nó là loại văn bản hành chính của triều đình nhằm công bố cho thần dân biết và thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến đời sống xã hội, dân tộc, hoàng triều.

Chiếu là từ Hán Việt. Tại Trung Quốc, thuật ngữ này hiểu theo nghĩa vừa đề cập ở trên bắt đầu sử dụng từ thời Tần Thuỷ Hoàng (năm 221 trước Công nguyên). Trong lịch sử Việt Nam, các đạo chiếu đầu tiên được ghi lại trong biên niên sử từ thời Tiền Lê (năm 1000). Các đạo chiếu nổi tiếng của các triều đại phong kiến Việt Nam có thể nói đến như: Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) năm 1010 quyết định việc dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, mở ra một thời kì phát triển mới trong lịch sử Việt Nam; Chiếu Cần vương năm 1885 của vua Hàm Nghi và phe chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn do Tôn Thất Thuyết cầm đầu kêu gọi nhân dân nổi dậy chống Pháp.

3.2. Một số đặc trưng của văn bản chiếu

Chiếu không chỉ đơn thuần thuộc phạm vi của văn bản hành chính của thời kì Trung đại mà còn là một thể loại có nhiều đóng góp cho nền văn học mỗi nước trong thời kì này. Đó là một thể loại văn học có chức năng cao, phục vụ cho việc giao tiếp có tính quan phương. Tùy vào mỗi triều đại, mỗi thời kì cụ thể mà văn bản chiếucó những đặc điểm riêng phù hợp với từng triều đại, mỗi thời kì cụ thể mà văn bản chiếu có những đặc điểm riêng phù hợp với từng triều đại, từng thời kì đó. Nhưng về cơ bản, đặc trưng của thể loại này, xét về nội dung là mệnh lệnh của vua chúa đối với thần dân; xét về hình thức thì đó là sự vận dụng phổ biến các cách diễn đạt của văn xuôi cổ thể, của biền văn, tản văn, và cả vận văn nữa, trong đó phổ biến nhất là hình thức biền văn. Từ ngữ được sử dụng trong văn chiếu cũng rất đa dạng, phong phú. Điều này nhằm phù hợp với mục đích sử dụng của văn chiếu: vừa đảm bảo tính bác học vừa đảm bảo tính phổ cập, vì phải để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể hiểu được.

Các nhà lý luận văn học cổ xem chiếu là một hình thức văn học quan trọng. Trong 文心雕龍 Văn tâm điêu long, Lưu hiệp 劉勰 đã xếp thiên Chiếu sách 詔策 vào thiên thứ 19. Ông viết: “唯詔 策乎軒轅 唐虞 同稱為命 …降及七國並稱曰令, 秦改令為詔 … 古之詔詞 皆用散文, 故能深厚, 爾雅, 感動乎人 (Duy có chiếu sách hồ Hiên Viên, Đường, Ngu gọi là mệnh, giáng cập thất quốc tịnh xưng lệnh. Tần cải lệnh vi chiếu… Cổ chi chiếu từ giai dụng tản văn, cố năng thâm hậu, nhĩ nhã, cảm động hổ nhân). Duy có chiếu sách vào thời Hiên Viên, Đường, Ngu được gọi là mệnh… ban xuống cho 7 nước thì gọi là lệnh, về sau Tần sửa mệnh thành chiếu… Lời chiếuthời cổ đều dùng tản văn, cho nên ý tứ thâm sâu, điển nhã, cảm động lòng người…”

Chiếu thuộc kiểu giao tiếp cộng đồng, lấy số đông làm đối tượng. Tất nhiên trong một số trường hợp, nhà vua có thể ban di chiếu riêng cho một số người. Nhưng về cơ bản, đó vẫn là sự giao tiếp giữa vua và thần dân, giữa triều đình phong kiến và dân chúng, giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị.

Đọc thêm: Bổ sung thông tin cần biết về bằng khoán đất

Sự tồn tại của văn học chiếu gắn bó với sự tồn tại của các triều đại phong kiến, chính vì thế, khi chế độ phong kiến sụp đổ, loại hình văn hành chính này cũng sẽ không còn lí do để tồn tại.

4. Hệ thống văn bản chiếu trong lịch sử Việt Nam

Nhằm phần nào tái hiện diện mạo khái quát nhất về hệ thống văn bản chiếu Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và lọc các bài chiếu trải qua các thời lịch sử chủ yếu trong hai bộ chính sử đáng tin cậy (Đại Việt sử kí toàn thư Và Đại Nam thực lục) cũng như một số nguồn tư liệu khác (Nguyễn Trãi toàn tập, Tổng tập văn học Việt Nam, Thơ văn Lí Trần). Chúng tôi đã lập bảng thống kê số lượng chiếu trong các thời kì lịch sử ViệtNam dưới đây.

Bảng thống kê số lượng chiếu các thời trong lịch sử Việt Nam

STT

Tên nguồn tư liệu

Số lượng chiếu

Trần

Nguyễn

1

Đại Việt sử kí toàn thư

24

23

56

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

2

Đại Nam thực lục

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

191

3

Nguyễn Trãi toàn tập

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

6

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

4

Tổng tập văn học Việt Nam

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

5

Thơ văn Lý Trần

6

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

Tham khảo thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

0

Tổng

30

23

56

191

Căn cứ vào bảng trên chúng ta có thể đi đến một vài nhận xét:

Trải dài thời kì Trung đại, thời đại nào cũng có các văn bản chiếu. Song Nguyễn là thời kì có số lượng văn bảnchiếu nhiều nhất. Điều đó hoàn toàn có thể giải thích được bởi lí do khách quan về thời gian, khí hậu, chiến tranh cũng như vì ý thức của con người mà số lượng chiếu của các thời Líý, Trần, Lê đã bị mai một nhiều.

Qua việc khảo sát chúng tôi thấy rằng các văn bản chiếu ngày càng hoàn thiện dần đạt tới độ ổn định cho loại văn hành chính mang tính chất quan phương này.

Như vậy qua khái quát về tình hình chiếu của Việt Nam qua các thời kì ta thấy chiếu là văn bản hành chính quan phương xuất hiện từ thời cổ ở Trung Quốc, tồn tại song hành cùng với sự phát triển của các vương triều phong kiến.

Khi chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành thì các văn bản chiếu cũng lập tức được lựa chọn và sử dụng. Hiện nay văn bản chiếu sớm nhất được xác định là Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn sáng tác vào năm 1010 và bản chiếu cuối cùng là Thoái vị chiếu của vua Bảo Đại (tháng 8 năm 1945). Văn bản chiếu sau cùng này cũng đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn vai trò của văn bản chiếu trong chế độ phong kiến Việt Nam đã tồn tại lâu đời.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê – Sưu tầm & biên tập

Đọc thêm: Thế nào là nhà ở ? Có văn bản nào quy định hoặc định nghĩa về nhà ở không ?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !