logo-dich-vu-luattq

Chị của vợ gọi là gì

Xưng hô trong gia đình là thang bậc của văn hóa Việt đã đúc kết, hun đúc sàng lọc trải qua hàng ngàn năm. Không chỉ phát triển thành ngạn ngữ, tục ngữ, ca dao… mà trong đời sống bình thường ẩn tàng bao nhiêu điều thú vị. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại hôm nay có dấu hiệu mai một ít nhiều. DDVN giúp các bạn tìm hiểu lại trong bài viết nhỏ này…

Tin và bài liên quan:

Xem thêm: Chị của vợ gọi là gì

Nhà báo Nguyễn Thành: Những người thầy của tôi

Nhà văn Jesús Rodríguez Castellano giới thiệu ‘Vỉa Từ’ bản tiếng Tây Ban Nha

Để hiểu rõ hơn về cách xưng hô trong gia đình, tôi tìm hiểu và liệt kê ra đây để chúng ta cùng tham khảo. Chắc chắn chưa đầy đủ nhưng cũng là tổng quan để hiểu rõ vấn đề hơn.

– Thứ nhất, đối với các bậc ông bà:

1. Bậc bề trên nói chung :

Ông bà tổ tiên.

2. Gọi theo thứ tự đời:

Ông bà cố tổ, tằng tổ, cao tổ.

3. Cha mẹ của cha hoặc của mẹ:

Ông bà nội hoặc ông bà ngoại.

4. Cha mẹ, Anh chị em của ông bà:

Cha mẹ của ông bà được gọi là “ông/bà cố nội”, hoặc “ông/bà cố ngoại”. (miền Bắc gọi là cụ nội, cụ ngoại).

Anh chị em của ông, bà thì sẽ tuỳ theo thứ bậc với ông, bà mình mà gọi là “ông bác” (tức là bác của cha hoặc mẹ mình), “bà bác”, “ông chú”, “bà cô”, “bà dì”, “ông cậu”…

5. Xưng hô với các bậc này thì dùng chữ “cháu”. Ở ngôi thứ ba, tương quan với bậc từ cố trở lên thì gọi là chắt, chít.

– Thứ hai, đối với bậc cha mẹ, con cái và anh chị em:

1. Cha :

Miền Bắc gọi cha, bố, thầy.

Miền Nam gọi cha, ba, tía.

Miền Trung gọi ba, cha.

2. Mẹ :

Miền Bắc gọi mẹ, me, u, bu, đẻ, cái, mợ.

Miền Nam gọi mẹ, má.

Miền Trung gọi mẹ, má, mạ.

3. Anh :

Cả ba miền gọi anh.

Người anh đầu người Bắc gọi là anh cả, người Nam và Trung gọi là anh hai.

4. Chị :

Cả ba miền gọi chị.

Miền Bắc, chị đầu gọi là chị cả. Miền Nam, miền Trung: chị đầu gọi là chị hai.

5. Em trai, em gái :

Cả ba miền đều gọi em.

Tìm hiểu thêm: Tiền trượt giá bhxh là gì

6. Chồng chị và chồng em gái gọi là anh rể và em rể. Vợ anh trai và vợ em trai thì gọi là chị dâu và em dâu.

7. Vợ con trai mình gọi là con dâu, chồng con gái mình gọi là con rể.

8. Cha, mẹ, anh, chị em của chồng gọi là cha chồng, mẹ chồng, chị chồng, anh chồng, em chồng. Cha, mẹ, anh, chị, em của vợ gọi là cha vợ, mẹ vợ, anh vợ, chị vợ và em vợ.

Khi xưng hô với nhau giữa hai người thì các chữ rể, dâu, chồng, vợ sẽ mất đi.

Thí dụ:

Con dâu nói với mẹ chồng : Con xin phép mẹ!

Hoặc cha vợ nói với con rể : Cha nhờ con việc này!

Khi nói với người thứ ba thì thêm rể/dâu/cha chồng/mẹ chồng… tôi như: Con rể tôi, con dâu tôi; cha chồng tôi, mẹ vợ tôi…

9. Cha mẹ gọi con ruột mình là con. Nhưng người Bắc thường xưng hô với con trai cùng con gái đã lớn tuổi của mình bằng anh và cô.

10. Chồng gọi vợ là em, mình, bà xã. Vợ gọi chồng bằng anh, mình, ông xã. Khi đã có con cái thì lúc gọi nhau là ba, mẹ, hay ba thằng cu, má con gái…

11. Chồng của mẹ, không phải là cha ruột mình thì gọi là dượng.

12. Vợ của cha, mà không phải mẹ ruột mình thì gọi là dì (dì ghẻ), nếu là vợ chính của cha, trong chế độ gia đình xưa thì gọi là mẹ.

– Thứ ba đối với bậc anh chị em của cha mẹ, anh chị em họ:

1. Anh của cha :

Cả ba miền gọi bác.

2. Vợ của anh cha :

Cả ba miền gọi bác (bác gái).

3. Em trai của cha :

Cả ba miền gọi chú.

4. Chị của cha :

Miền Bắc gọi là bác.

Miền Trung gọi cô, o.

Miền Nam gọi cô.

5. Chồng chị của cha :

Đọc thêm: OT Là Gì Và Những Nguy Hiểm Khôn Lường Không Phải Ai Cũng Biết

Miền Bắc gọi bác.

Miền Trung và Nam gọi dượng.

6. Chồng em gái của cha :

Miền Bắc gọi là chú.

Miền Nam và Trung gọi dượng.

7. Anh trai của mẹ :

Đọc thêm: OT Là Gì Và Những Nguy Hiểm Khôn Lường Không Phải Ai Cũng Biết

Miền Bắc gọi bác.

Miền Nam và Trung gọi cậu.

8. Vợ anh trai của mẹ :

Đọc thêm: OT Là Gì Và Những Nguy Hiểm Khôn Lường Không Phải Ai Cũng Biết

Miền Bắc gọi bác.

Miền Trung và Nam gọi mợ.

9. Em trai của mẹ :

Cả ba miền gọi cậu.

10. Vợ em trai của mẹ :

Cả ba miền gọi mợ.

11. Chị của Mẹ :

Đọc thêm: OT Là Gì Và Những Nguy Hiểm Khôn Lường Không Phải Ai Cũng Biết

Miền Bắc gọi bác.

Miền Trung và Nam gọi dì.

12. Chồng chị của mẹ :

Đọc thêm: OT Là Gì Và Những Nguy Hiểm Khôn Lường Không Phải Ai Cũng Biết

Miền Bắc gọi bác.

Miền Trung và Nam gọi dượng.

13. Em gái của Mẹ :

Cả ba miền gọi dì.

14. Chồng em gái của mẹ :

Miền Bắc gọi chú.

Miền Trung và Nam gọi dượng.

15. Anh chị em họ :

Cả ba miền vẫn gọi là anh, chị, em như anh chị em ruột. Trường hợp người vai anh/chị nhỏ tuổi hơn nhiều so với người vai em thì gọi người vai em là chú/cô/cậu/dì(tức chú em, cô em, cậu em, dì em).

16. Bác, chú, cô, o, cậu, mợ, dì, dượng…. gọi các con anh em mình bằng cháu. Trong cách xưng hô với anh chị em của cha mẹ, người Bắc ưu tiên tuổi tác khi gọi anh, chị cha và mẹ là bác, và cấp nhỏ là chú cậu, cô mợ và không dùng chữ dượng.

Người Nam và Trung ưu tiên về nội ngoại, thân sơ. Dì thì luôn bên ngoại dù tuổi lớn hay nhỏ ; cô hoặc o thì luôn bên nội dù chị hay em của cha. Chú thì chỉ dùng cho em cha, thuộc bên nội thôi. Người không dòng máu cha mẹ thì gọi là dượng, mợ, thím để phân biệt với bác, chú, cô o, cậu là anh em ruột thịt. Chỉ có cách gọi bác gái vợ anh trai của cha là một ngoại lệ.

Dân tộc Việt Nam hầu hết theo chế độ phụ hệ, tức lấy theo họ cha và phả đồ của gia tộc cũng lấy họ cha làm chính. Từ đó, cách xưng hô trong gia đình cũng theo đó mà hình thành. Cách xưng hô trong ngôn ngữ Việt cho biết trên dưới, trật tự, phân biệt dễ dàng những mối quan hệ tình cảm thân thiết cùng cách cư xử lễ nghĩa rất phù hợp với đạo đức trong mối tương quan của đạo làm người.

Rõ ràng chỉ cần nghe cách gọi là biết người này thuộc bên nội hay bên ngoại, anh em, dâu rể, có huyết thống hay không ở trong gia đình ngay. Đó là điểm khác biệt và tiến bộ của cách xưng hô trong gia đình của miền Trung và miền Nam.

Kho tàng ca dao, thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam cũng có khá nhiều câu nói về các mối quan hệ này. Thí dụ như:

– Chết cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.

– Con chú con bác, có gì khác nhau.

– Không cha có chú ai ơi.

Thay mặt, đổi lời chú cũng như cha.

– Con cô con cậu thì xa,

Con chú con bác thật là anh em…

Với một ít câu trong kho tàng ngôn ngữ Việt, nó đã cho thấy từ xa xưa cách gọi chú bác chỉ dành anh em trai ruột thịt với nhau. Vậy nguyên nhân nào lại đem gán từ “bác” cho chị gái của cha, cho chị gái của mẹ, từ chú cho chồng của cô, chồng của dì??? Nó phù hợp với sự tiến bộ ở chỗ nào? Nó nói lên được gì trong sự phân biệt huyết thống gia đình? Hay đây là sự biến thể do tính cách thích được nể trọng hảo khi được phân vai “lớn” mà hình thành(!?). Những câu hỏi này phải dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học và các nhà quản lý tầm vĩ mô.

Hãy chung tay gìn giữ ngôn ngữ Việt.

Tham khảo thêm: Trung tâm bảo trợ xã hội là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !