I. Các câu nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích ngắn gọn.
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên được đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
Xem thêm: Câu hỏi về hợp đồng dân sự
Sai. CSPL khoản 1 điều 400 BLDS 2015 quy định : ‘ Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.”
2. Khi chuyển giao nghĩa vụ có các biện pháp bảo đảm thì các biện pháp bảo đảm đó được chuyển giao.
Đúng. Căn cứ theo điều 368 quy định: Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm các biện pháp bảo đảm đó
CSPL: Điều 368 BLDS 2015
3. Hợp đồng không đúng hình thức do luật định thì vẫn có hiệu lực pháp luật.
Nhận định đúng
Theo khoản 1 Điều 407 BLDS 2015 thì quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
Về vấn đề hợp đồng vô hiệu khi không tuân thủ hình thức, căn cứ tại Điều 129 BLDS 2015 thì: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Do đó, không phải trường hợp hợp đồng được lập không đúng hình thức luật định thì vô hiệu.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 407 BLDS 2015
4. Hợp đồng chấm dứt trước thời hạn khi một bên là cá nhân chết.
Nhận định này Sai.
Cụ thể, điều 422 BLDS quy định: : “Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây :
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại điều 420 của bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định”
Do đó nếu nói hợp đồng chấm dứt trước thời hạn khi một bên là cá nhân chết là hoàn toàn chưa đủ.
CSPL : Điều 422 BLDS 2015
5. Hợp đồng được xác lập hợp pháp thì có hiệu lực ràng buộc như pháp luật giữa các bên và nội dung không thể bị thay đổi, cho dù gặp trở ngại khách quan.
Nhận định này sai.
Căn cứ vào điều 420 BLDS 2015 quy định về sửa đổi hợp đồng:
1. Các bên có thỏa thuận
2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại điều 420 bộ luật này
3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức sửa đổi của bộ luật ban đầu
Do đó hợp đồng có thể được sửa đổi cho dù có gặp trở ngại khách quan, tuy nhiên cần phải tuân thủ theo điều 420 BLDS 2015.
6. Khi bên nhận được đề nghị im lặng xem như là đồng ý giao kết hợp đồng dân sự.
Điều 386 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định như sau:
– Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
– Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Điều 393 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
“1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Tham khảo thêm: Hợp đồng không thời hạn là gì
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.
Ví dụ: Công ty X và công ty Y có ký kết hợp đồng với nhau, hai bên thỏa thuận rằng: trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày giao bản hợp đồng đó, thì công ty Y cần trả lời cho Công ty X về việc có chấp nhận giao kết hợp đồng hay không, nhưng khi hết thời hạn này thì công ty Y vẫn im lặng và không trả lời gì dành cho công ty X. Công ty X muốn biết trong trường hợp này thì hợp đồng giữa công ty X và công ty Y đã được chấp nhận về việc giao kết hợp đồng hay chưa?
Như vậy, sự im lặng của công ty mà công ty X đề nghị giao kết hợp đồng đó không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp giữa công ty X và công ty Y có một sự thỏa thuận hoặc từ trước tới nay khi đi ký kết hợp đồng thì giữa Công ty X và công ty Y đã có một thói quen mà đã được xác lập giữa hai bên.
MỞ RỘNG: 3 trường hợp im lặng là đồng ý theo Luật
Thường thì im lặng có nghĩa là đồng ý tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp. Có thể thấy, theo quy định của pháp luật thì chỉ có 03 trường hợp im lặng là đồng ý phổ biến sau đây:
1. Trong giao kết hợp đồng
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết khi các bên có sự thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên (khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015).
Trong đó, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Còn lại, sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Lưu ý, trong thực tiễn xét xử, sự im lặng đồng nghĩa với chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố:
– Bên nhận đề nghị giao kết im lặng nhưng đã thực hiện một phần nghĩa vụ của hợp đồng;
– Biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không có phản đối;
– Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.
2. Khi đăng ký nội quy lao động
Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Theo Điều 28 Nghị định 05/2015, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
Khi nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động.
Nếu nội quy lao động có nội dung trái với pháp luật thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.
Trường hợp không có ý kiến gì thì nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động.
Như vậy, nếu sau 15 ngày gửi hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội im lặng, không có ý kiến gì thì nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực.
3. Trong các thủ tục hành chính về đầu tư
Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn quy định, quá thời hạn mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình (khoản 4 Điều 6 Nghị định 118/2015).
Cụ thể như, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền được gửi hồ sơ để lấy ý kiến phải có ý kiến về những nội dung điều chỉnh của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (khoản 1 Điều 34 Nghị định 118/2015).
Quá thời hạn trên mà các cơ quan không có ý kiến thì được coi là đồng ý với nội dung điều chỉnh thuộc phạm vi quản lý của mình.
(Nguồn:https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/im-lang-la-dong-y-theo-luat-570-23080-article.html )
7. Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Nhận định này Sai. Theo quy định tại khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, về nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được tính từ thời điểm giao kết hợp đồng, đối với hợp đồng bằng văn bản, thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác thì khi xem xét hiệu lực của hợp đồng phải căn cứ vào thoả thuận hoặc quy định đó.
CSPL: Khoản 1 Điều 401 BLDS 2015
8. Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại;
Nhận định này đúng
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác…”
Do đó lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm BT của người gây thiệt hại.
CSPL: Điều 584 BLDS 2015
9. Không có thiệt hại thì không có bồi thường thiệt hại;
Đúng. Vì thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, không có thiệt hại thì không phải bồi thường.
10. Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì hành vi đó là trái PL.
Sai, Một người gây thiệt hại cho người khác nhưng nếu thuộc các trường hợp miễn trừ trách nhiệm thì không phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường gồm:
– Có sự kiện BKK. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay sang nhà anh B gây thiệt hại cho anh B về TS.
– Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (K1-Đ613); TTCT (K1-Đ614)
Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng nguyên tắc gia công may mặc
– Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. Ví dụ: Đ617 đoạn 2- Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vd: Anh A,B,C thực hiện tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền
– Người gây thiệt hại trong các trường hợp: Phòng vệ chính đáng (khoản 1 – Điều 594 BLDS 2015), tình thế cấp thiết (khoản 1 – Điều 595 BLDS 2015)…
11. Bảo vệ ủy ban nhân dân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại.
Sai. Căn cứ điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Căn cứ Điều 83 Bộ luật dân sự 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của pháp nhân như sau:
1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về Uỷ ban nhân dân như sau:
1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Như vậy, Uỷ ban nhân dân không phải là pháp nhân, không có tài sản độc lập, không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
II – Tình huống 1
Ông A ngụ quận 11 TPHCM mua một chiếc xe tải nhẹ rồi cho anh B thuê xe theo một hợp đồng dài hạn. B thuê C lái xe để chở hàng hóa. Ngày 25 – 11 – 2016, C chạy xe trên đường một chiều đúng quy định. C đang chạy xe thì xe bị nổ lốp đụng vào chiếc xe máy của chị D đi bên cạnh gây ra thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho chị D.
Hỏi:
1 – Chị D có được bồi thường thiệt hại do tài sản và sức khỏe của mình bị xâm phạm không? Vì sao?
TL: Chị D không được BTTH do tài sản và sức khỏe của mình bị xâm phạm :
Vì xét theo tình huống trên đề bài không nói vấn đề cụ thể về tình trạng của xe do đó ta có thể suy đoán rằng tình trạng của xe vẫn bình thường, không có vấn đề gì thì việc xe bị nổ lốp giữa đường là tình trạng không thể biết trước được và đương nhiên là không thể khắc phục được hậu quả xảy ra. Do đó có thể hiểu tình huống trên là sự kiện bất khả kháng.
Và Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 qui định:“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”
Căn cứ theo khoản 2 điều 584 BLDS 2015 quy định:
“Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị hại, trừ trường hợp có thảo thuận khác hoặc luật khác có quy định.”
Mà tình huống đang chạy thì chiếc xe bị nổ lốp là sự kiện bất khả kháng do vậy chị D không được BTTH trong tình huống trên.
2 – Nếu chị D được bồi thường thì ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị D? Vì sao?
TL: Căn cứ vào khoản 1 điều 601 quy định : ‘Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí ,chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ, và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.’ Do đó chiếc xe tải thuộc loại phương tiện giao thông vận tải cơ giới.
Và căn cứ vào khoản 2 điều 601 quy định:’ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ; nếu CSH đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải BTTH, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.’
Và người gây ra thiệt hại về tài sản và sức khỏe cho chị D không phải là người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe, mà chủ xe B mới là người chiếm hữu, sử dụng, do vậy B phải là người bồi thường thiệt hại cho D theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Do đó: Nếu chị D được BTTH thì B sẽ phải chịu trách nhiệm BTTH.
CSPL : Khoản 2 điều 601 BLDS 2015
III.Câu hỏi lý thuyết
Phân biệt hợp đồng vay tài sản và hợp đồng mượn tài sản (yêu cầu sinh viên phải trình bày tiêu chí để dựa vào đó phân biệt).
Khái niệm :
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
So sánh VAY và MƯỢN
Đọc thêm: Mẫu hợp đồng mua bán quần áo