Kẹo là một từ lóng để chỉ thuốc lắc, một chất kích thích thường được các bạn trẻ sử dụng trong các cuộc chơi để kích thích não bộ, tăng sự hưng phấn. Tuy nhiên, kẹo hay cắn kẹo vẫn còn xa lạ với đa số mọi người. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến loại ma túy tổng hợp này như kẹo là gì? Cắn kẹo có gây nghiện không? Nghiện kẹo có cai được không? Để có thể biết thêm về những thông tin này, bạn hãy đọc bài viết bên dưới của chúng tôi.
Nội dung chính
Kẹo là gì?
Kẹo là một từ phổ biến để gọi thuốc lắc. Nó có công thức hóa học là C1C11H15NO2, có tên khoa học là MethyleneDioxyl-MethamphetAmine. Đây là loại thuốc được tổng hợp vào năm 1914 với mục đích là một loại thuốc dùng ngoài da để ngăn ngừa chảy máu.
Xem thêm: Cắn kẹo là gì
Sau đó người ta lại phát hiện ra rằng, khi sử dụng qua đường uống, loại thuốc này có tác dụng gây mất ngủ, giảm cảm giác thèm ăn khiến người béo phì tụt cân nhanh chóg. Chính vì vậy, nó được nhiều người sử dụng như một loại thuốc giảm cân vô cùng hữu hiệu.
Tuy nhiên, ngoài việc giảm cân thì trạng thái hưng phấn sau khi dùng thuốc lắc cũng là vấn đề được nhiều nhà khoa học cực kì quan tâm. Vì lẽ đó mà quân đội Hoa Kỳ đã đầu tư nghiên cứu về những tác động đến não bộ của loại thuốc này và công bố vào năm 1969. Sau nghiên cứu đó thì thuốc lắc được các bác sĩ Mỹ kiến nghị sử dụng trong toa thuốc điều trị các chứng bệnh liên quan đến tâm thần như u uất, trầm cảm, stress,…
Vì sao kẹo bị cấm ở nhiều quốc gia?
Dù vậy, khả năng gây phấn chấn, sảng khoái thần kì của loại thuốc này đã khiến nó nhanh chóng được người ta sử dụng vô tội vạ mà không màng đến những hậu quả nặng nề mà nó để lại. Không thể kiểm soát được việc dùng thuốc tràn lan, năm 1985, chính phủ Mỹ ra lệnh cấm thuốc lắc trên toàn bộ lãnh thổ của nước này.
Tham khảo thêm: Khái niệm tội phạm ? Dấu hiệu tội phạm, cách xác định tội phạm?
Ở thời điểm hiện tại, thuốc lắc hay kẹo gần như đã bị cấm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nó vẫn được sản xuất trái phép và bán chui ở rất nhiều địa điểm khác nhau. Địa điểm bán lẻ phổ biến nhất chính là các tụ điểm ăn chơi ồn ào, náo nhiệt của giới trẻ như bar, club, vũ trường.
Đối tượng sử dụng kẹo chủ yếu là các bạn trẻ tuổi từ 18 – 30 tuổi, đây là lứa tuổi đã trưởng thành nhưng chưa chín chắn, đang còn cần thời gian để định hình lại tính cách nên việc sử dụng thuốc lắc thường xuyên hay còn được gọi là cắn kẹo là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh nói riêng và toàn xã hội nói chung vô cùng quan tâm và lo lắng.
Cắn con kẹo là gì?
Kẹo là từ lóng để chỉ thuốc lắc thì cắn kẹo chính là từ lóng để chỉ việc sử dụng thuốc lắc. Vì sao lại gọi là cắn kẹo mà không phải ăn kẹo? Lý do rất đơn giản là bởi vì không ai uống hay ăn thuốc lắc mà nó chỉ được cho vào miệng ngậm và chờ thuốc ngấm dần vào cơ thể.
Không có tác dụng nhanh như nhiều loại ma túy tổng hợp khác, sau khi cắn kẹo người sử dụng cần đợi một thời gian nhất định thì mới có tác dụng. Giai đoạn ngấm thuốc sau khi sử dụng phải mất từ 30 đến 90 phút. Chính vì lý do này mà nhiều bạn trẻ thường cắn kẹo trước khi nhập tiệc hoặc một số khác thì dùng kẹo để khai tiệc.
Sau khoảng thời gian ngấm thuốc thì giai đoạn lên đỉnh sẽ diễn ra từ 5 đến 20 phút. Đây chính là giai đoạn giao thoa giữa trạng thái bình thường với trạng thái phê thuốc lắc. Người cắn kẹo sẽ thấy những tác động trực tiếp của thuốc lên não và cơ thể thay đổi cảm xúc một cách nhanh chóng trong ít phút. Giai đoạn phê thuốc từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Đây là trạng thái tốt nhất sau khi sử dụng kẹo. Người dùng sẽ đạt trạng thái hưng phấn, cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, nhiệt tình và vui vẻ.
Đọc thêm: Đặt cọc là gì?
Sau giai đoạn phê thuốc là giai đoạn xuống đỉnh. Cơ thể dần thoát khỏi cơn phê và trở về trạng thái tỉnh táo, lúc này thì tiệc cũng đã tàn. Tuy nhiên, sau khi thuốc tan thì người cắn kẹo còn bị tác động từ 2 đến 72 tiếng. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, cơ thể mất sức nhưng nhiều người cũng chỉ thấy hơi mệt mỏi do quẩy quá nhiều.
Cắn con kẹo có gây nghiện không?
Rất khó để trả lời câu hỏi cắn kẹo có gây nghiện hay không. Bởi vì cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào giải đáp được chính xác. Người ta chỉ có thể tìm hiểu được rằng chúng chứa nhiều chất dẫn truyền xung thần kinh, tác động trực tiếp đến não bộ, làm thay đổi tâm trạng của người sử dụng chứ chưa một ai có thể khẳng định về thành phần gây nghiện của chúng.
Có chăng chính là những câu trả lời mang tính tương đối được rút ra từ những trường hợp thực tế. Tuy nhiên, những trường hợp này chỉ mang tính chất chủ quan, không có giá trị để khẳng định việc cắn kẹo có gây nghiện hay không.
Có thể đối với người này, cắn kẹo vài lần và không bỏ được nhưng đối với những người khác, dù cũng sử dụng số lượng bằng nhau nhưng họ có thể dứt ra khỏi kẹo một cách cực kì dễ dàng. Tuy nhiên với những hệ Lụy xấu cho bản thân cũng như cho xã hội từ việc sử dụng thuốc lắc thì có lẽ nó có nghiện hay không thì chúng ta cũng không nên thử. Cắn kẹo là từ lóng của giới trẻ để chỉ việc sử dụng thuốc lắc.
Mặc dù vẫn chưa ai có thể chắc chắn về việc cắn kẹo có gây nghiện hay không nhưng những hậu quả đáng tiếc từ loại ma túy tổng hợp này thì ai cũng có thể chắc chắn. Chính vì lẽ đó, dù có gây nghiện hay không thì bạn và gia đình cũng không nên thử.
Đọc thêm: Lương hưu tính như thế nào
Chuyên mục:Hoạt chất