Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm là vấn đề quan trọng trong toàn xã hội từ trước đến nay, để phục vụ cho vấn đề đó thì công tác phát hiện tội phạm và quy trình xử lý tội phạm rất quan trọng. Tố tụng hình sự là một trong những quá trình xử lý về tội phạm. Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng. Vậy căn cứ vào những vấn đề, yếu tố nào để khởi tố vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay.
Căn cứ pháp lý:
Xem thêm: Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự
– Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015;
– Bộ Luật Hình sự 2015
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Nội dung chính
1. Khởi tố vụ án hình sự là gì?
Quá trình tố tụng hình sự bao gồm 04 giai đoạn đó là khởi tố vụ án hình sự; điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cụ thể:
– Khởi tố vụ án hình sự: trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khác theo quy định của pháp luật;
– Điều tra vụ án hình sự: trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, tiến hành thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ làm rõ đối tượng chứng minh để ra kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra và các quyết định khác theo quy định của pháp luật;
– Truy tố: trong giai đoạn truy tố, viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết để truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
– Xét xử vụ án hình sự, bao gồm:
Xem thêm: Thời hạn giải quyết vụ án từ khi khởi tố đến khi xét xử sơ thẩm
+ Xét xử sơ thẩm: trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, toà cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) tiến hành giải quyết và xử lý vụ án bằng việc ra bản án hoặc các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật
+ Xét xử phúc thẩm: trong giai đoạn này toà án cấp trên trực tiếp (cấp xét xử thứ hai của toà án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Đọc thêm: Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Có thể thấy, các giai đoạn trong quá trình xử lý vụ án hình sự tuy độc lập với nhau nhưng vẫn có mối quan hệ khăng khít và tạo thành một hoạt động thống nhất. Từng giai đoạn trong quá trình xử lý đều gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước, khi kết thúc một giai đoạn phải có kết luận dưới hình thức văn bản để giải quyết vụ án.
Vụ án hình sự là vụ án có những dấu hiệu của tội phạm được quy định cụ thể trong Bộ Luật Hình sự và đã được cơ quan điều tra đưa ra lệnh khởi tố hình sự để bắt đầu tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo trình tự, thủ tục quy định trong Bộ Luật Tố tụng hình sự. Khởi tố vụ án hình sự chính là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu tội phạm để đưa ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án.
2. Nhiệm vụ và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự:
2.1. Nhiệm vụ của khởi tố vụ án hình sự:
Thứ nhất, khởi tố vụ án hình sự giúp xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm: Khi có nguồn tin về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải xác minh xem có sự việc đó hay không. Quá trình xác định này rất quan trọng bởi vì nếu không làm tốt thì sẽ rất dễ xảy ra vấn đề bỏ lọt tội phạm hoặc sẽ có những vụ án oan sai.
Thứ hai, trong quá trình khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố: Khi xác định được hành vi có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Nhưng ngược lại, nếu xác định được không có dấu hiệu gì hoặc không có căn cứ khác theo quy định của pháp luật thì ra quyết định không khởi tố vụ án. Trong trường hợp đặc biệt, khi xác định những hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm đối với xã hội không đáng kể thì không khởi tố vụ án hình sự mà có thể xử lý bằng các biện pháp khác như phạt hành chính, quản chế tại địa phương,…
2.2. Ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự:
Thứ nhất, khởi tố vụ án hình sự góp phần đảm bảo cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội. Bởi lẽ, chỉ có thông qua những hoạt động kiểm tra, xác minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm mới có điều kiện làm rõ sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không.
Thứ hai, khởi tố vụ án hình sự xác lập cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra. Chưa khởi tố vụ án thì không được tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số hoạt động được tiến hành trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của Hội đồng xét xử không?
Thứ ba, khởi tố vụ án hình sự góp phần bảo đảm quyền con người, quyền cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nếu không thực hiện các hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm mà tiến hành ngay các hoạt động điều tra sẽ dẫn đến nhiều trường hợp sau thời gian điều tra không xác định được dấu hiệu tội phạm nên phải quyết định đình chỉ điều tra thì người bị điều tra đã bị xâm phạm quyền tự do thân thể.
3. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự:
Điều 143 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định chỉ được khởi tố vụ án khi xác minh được hành vi có dấu hiệu tội phạm. Căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm bao gồm:
– Tố giác của cá nhân;
– Tin báo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
– Kiến nghị khởi tố của các cơ quan nhà nước;
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện có những dấu hiệu của tội phạm;
Tìm hiểu thêm: Giám định lại trong tố tụng hình sự
– Người phạm tội tự thú.
Xem thêm: Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
3.1. Tố giác cá nhân:
Tố giác của cá nhân về tội phạm là việc một cá nhân nào đó phát hiện và tố cáo hành vi có những dấu hiệu tội phạm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với chủ thể về tố giác tội phạm, pháp luật Việt Nam không hạn chế về chủ thể tố giác, có nghĩa là người tố giác ngoài là công dân Việt Nam thì những công dân của nước khác cũng có quyền và nghĩa vụ thực hiện tố giác tội phạm.
Đối với cơ quan, tổ chức thì phải có trách nhiệm tiếp nhận và không được từ chối tiếp nhận tin tố giác tội phạm. Hình thức tố giác có thể bằng lời nói (điện thoại, báo trực tiếp,..) hoặc bằng văn bản. Khi tố giác tội phạm, người tố giác có thể cung cấp thêm cho nơi mình tố giác những bằng chứng để chứng minh về hành vi mình tố giác có dấu hiệu tội phạm và giúp cho cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn trong quá trình xác minh tin tố giác.
3.2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân:
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là những thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc cơ quan tổ chức nhận được tố giác, tin báo của cá nhân và chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm là thông tin vụ việc có những dấu hiệu tội phạm do các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền.
3.3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng:
Phát huy vai trò to lớn của các phương tiện thông tin đại chúng cùng với sự phát triển của internet hiện nay trong việc phát hiện các hành vi có dấu hiệu tội phạm. Những thông tin về tội phạm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Vì vậy, khi có tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tiến hành xem xét, xác minh tin báo đó, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
3.4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước:
Kiến nghị khởi tố là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và phải gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Đây là trường hợp các cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của mình phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Những yêu cầu của cơ quan nhà nước trong trường hợp này không phải chỉ là các tin báo về vụ việc có dấu hiệu phạm tội mà là yêu cầu khởi tố thông qua văn bản kiến nghị khởi tố. Kiến nghị khởi tố phải được kèm theo các chứng cứ, tài liệu có liên quan để minh chứng.
3.5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm:
Khi thực hiện việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án có nhiều điều kiện phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. Một số cơ quan mặc dù chức năng chính là quản lý nhà nước nhưng do lĩnh vực công tác thường liên quan đến các hành vi phạm tội như bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng kiểm sát biển,… được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nên khi tiến hành hoạt động trong lĩnh vực công tác của mình, các cơ quan này cũng có điều kiện phát hiện sự việc phạm tội.
Xem thêm: Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hình sự không?
3.6. Người phạm tội tự thú:
Tự thú chính là việc người phạm tội tự nguyện đến cơ quan, tổ chức để khai báo về các hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. Đây chính là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Áp dụng tình tiết giảm nhẹ đối với hành vi tự thú của người phạm tội đã thể hiện chính sách khoan hồng của nhà nước đối với những người đã lầm lỗi nhưng biết nhận ra lỗi của mình mà sửa chữa lỗi lầm đó.
Người phạm tội có thể ra tự thú trước các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án hoặc các cơ quan tổ chức khác. Trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người phạm tội tự thú, cơ quan điều tra có thẩm quyền bắt buộc phải thông báo bằng phương thức văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp.
Tìm hiểu thêm: Vụ án hình sự nổi tiếng ở việt nam