Nội dung chính
1. Khái niệm luật cải cách ruộng đất
Luật cải cách ruộng đất năm đạo luật quy định việc tịch thu, trưng thu, thu mua ruộng đất; cách chia ruộng đất; cơ quan chấp dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế đó phong kiến chiếm hữu) ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở tữn; ruộng đất của nông dân.
Luật cải cách ruộng đất do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kì họp thứ 3 thông qua ngày 0967 370 488 và được Chủ tịch Hố Chí Minh kí sác, lệnh ban hành số 197- SL ngày 19.12.1953.
Xem thêm: Cải cách ruộng đất là gì
Luật cải cách ruộng đất gồm 5 chương với 38 điều. Chương I với duy nhất một điều (Điều 1) quy định về mục đích, ý nghĩa cải cách ruộng đất. Chương II (từ Điều 2 đến Điều 20) quy định về tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược khác; của địa chủ việt gian, phản động, cường hào gian ác; ruộng đất và tài sản của nhân sĩ dân chủ, địa chủ kháng chiến, địa chủ thường; ruộng đất của địa chủ đã phân tán; ruộng đất công và nửa công nửa tư và ruộng đất của tôn giáo; các loại ruộng đất và tài sản khác. Ruộng đất và tài sản của địa chủ kiêm nhà công thương nghiệp và của nhà công thương nghiệp kiêm địa chủ; ruộng đất vắng chủ, ruộng đất bỏ hoang, ruộng đất và tài sản của ngoại kiều. Chương lII (từ Điều 21 đến Điều 31) quy định về cách chia ruộng đất như tài sản chia và ruộng đất, tài sản không chia; người được chia, nguyên tắc chia và quyển của người được chia. Chương IV (từ Điều 32 đến Điều 36) quy định về cơ quan chấp hành và phương pháp thực hiện cải cách ruộng đất. Chương V (từ Điều 37 đến Điều 38) quy định điều khoản thi hành.
2. Mục đích của luật cải cách ruộng đất
Mục đích của việc cải cách ruộng đất là thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam; thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân; giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển, cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến nhằm đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc.
3. Ban lãnh đạo
Đồng thời điểm này, Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Đại hội Toàn quốc Đảng Lao động Việt Nam cũng họp và tổ chức chuẩn bị thi hành cải cách ruộng đất sâu rộng trên toàn lãnh thổ. Đảng này cũng chỉ định một ủy ban lãnh đạo chương trình cải cách ruộng đất và hoạch định tiến trình cải cách ruộng đất.
– Phát động và làm tư tưởng chiến dịch: Hồ Chí Minh (Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước)
– Trưởng ban chỉ đạo: Trường Chinh (Tổng Bí thư đảng)
– Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng)
– Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Lê Văn Lương (Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng)
– Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng (Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng)
Về phía nhà nước, Ban cải cách ruộng đất TW ngày 15 tháng 3 năm 1954 (không riêng miền Bắc, mà của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa nói chung):
Tham khảo thêm: Kiểm tra ngoại quan là gì
– Chủ nhiệm: Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng
– Phó chủ nhiệm: Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng Lao động), Nghiêm Xuân Yêm (Bộ trưởng canh nông), Hồ Viết Thắng (Thứ trưởng canh nông, trưởng ban liên lạc nông dân toàn quốc)
– Ủy viên: Trần Văn Đức (ủy viên Trung ương Đảng dân chủ), Nguyễn Cộng Hòa (ủy viên BCH Tổng liên đoàn lao động), Trần Quốc Hoàn (bộ trưởng công an), Vũ Đình Hòe (bộ trưởng tư pháp), Tố Hữu (tổng giám đốc nha tuyên truyền và văn nghệ), Linh mục Vũ Xuân Kỷ (ủy viên Liên Việt toàn quốc), Nguyễn Lam (bí thư đoàn thanh niên cứu quốc), Trần Lương (đại biểu quân đội), Phan Tư Nghĩa (Tổng thư ký Đảng xã hội), Tôn Quang Phiệt (đại biểu Ban thường trực Quốc hội), Hà Quế (ủy viên BCH hội liên hiệp phụ nữ), thiếu tướng Chu Văn Tấn (đại diện các dân tộc thiểu số), Trần Đức Thịnh (ủy viên Ban liên lạc nông dân toàn quốc), Bùi Công Trừng (ủy viên thường trực Ban kinh tế chính phủ), Phan Kế Toại (Bộ trưởng Nội vụ), Hoàng Quốc Việt (ủy viên TU Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động).
4. Chính sách
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt tại hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam xác định chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10/1930 nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Đông Dương là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa”. Luận cương xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”. Luận cương cho rằng nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để”. Luận cương cho rằng “có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Luận cương khẳng định: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày. Tháng 12/1930, thư của Ban Thường vụ Trung ương gửi các cấp đảng bộ cho rằng phải xét địa chủ “về phương diện giai cấp” là một giai cấp “dùng cái quyền có đất để bóc lột dân nghèo, hãm hại kinh tế dân cày” và ngăn trở sức sản xuất. Địa chủ là “thù địch của dân cày không kém gì đế quốc chủ nghĩa”, “nó quan hệ mật thiết với quyền lợi của đế quốc chủ nghĩa”, “liên kết với đế quốc mà bóc lột dân cày”. Ban Thường vụ Trung ương chủ trương “tiêu diệt địa chủ”, “tịch ký tất cả ruộng đất của chúng nó (địa chủ) mà giao cho bần và trung nông”. Đến tháng 10/1936, trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới, Trung ương Đảng đã phê phán quan điểm của Luận cương chính trị tháng 10/1930: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng… nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng.” Năm 1938, Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh cùng xuất bản tác phẩm “Vấn đề dân cày” nhằm nghiên cứu thực trạng của nông thôn Việt Nam. Các tác giả cho rằng vấn đề ruộng đất và dân cày là nội dung trụ cột của vấn đề Đông Dương; phân tích địa vị giai cấp, vị trí khuynh hướng và tính chất của giai cấp nông dân; phê phán những nhận thức và quan điểm sai lầm đối với giai cấp nông dân; tố cáo trước dư luận những chính sách của thực dân và phong kiến về ruộng đất, tô thuế, nạn cho vay nặng lãi… đối với dân cày và nêu lên những yêu sách của dân cày Đông Dương trước Mặt trận Nhân dân Pháp.
Từ tháng 10 năm 1952, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi bản “chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam” cho Stalin để “đề nghị xem xét và cho chỉ dẫn” và cho biết chương trình hành động được lập bởi chính ông dưới sự giúp đỡ của Lưu Thiếu Kỳ.[17] Trong bối cảnh lúc bấy giờ, chương trình cải cách ruộng đất được đặt ra nhằm khắc phục mâu thuẫn xã hội và sự khốn khổ của nông dân đã tích tụ suốt thời Pháp thuộc, qua đó động viên nông dân (chiếm phần lớn dân số Việt Nam khi đó) ủng hộ công cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Lao động Việt Nam tháng 11/1953 bàn về cải cách ruộng đất. Tại hội nghị, Trường Chinh đọc báo cáo có đoạn: “Cải cách ruộng đất chính là để làm cho kháng chiến mau chóng thắng lợi. Nhân dân làm cách mạng, nhân dân kháng chiến và kiến quốc. Đại đa số nhân dân là nông dân. Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, phải tiêu diệt đế quốc xâm lược và giải phóng nông dân khỏi ách phong kiến. Cải cách ruộng đất là một phương pháp chủ yếu đẩy mạnh kinh tế quốc dân phát triển. Kinh tế quốc dân phát triển thì vấn đề cung cấp cho tiền tuyến và hậu phương được đảm bảo chắc chắn, lực lượng của nhân dân được bồi dưỡng, ta có thêm sức người, sức của để kháng chiến trường kỳ cho đến thắng lợi cuối cùng. Hồ Chủ tịch đã đề ra hai nhiệm vụ trung tâm trước mắt, quan hệ mật thiết với nhau: đánh giặc và cải cách ruộng đất…”Ông cũng nhắc đến câu nói của Stalin: “Thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân”, và của Mao Trạch Đông trong thời kháng Nhật: “Kẻ địch lớn đang đứng trước mắt, không giải quyết dân chủ dân sinh thì không đánh đuổi được Nhật”. Báo cáo nêu rõ: địa chủ chưa đầy 5% nhân số cùng bọn đế quốc chiếm trên dưới 70% ruộng đất ở Việt Nam, còn nông dân gần 90% nhân số mà chỉ có trên dưới 30% ruộng đất. Không đầy 5% địa chủ bóc lột gần 90% nông dân bằng tô cao, lãi nặng, v.v. Báo cáo cũng nhắc lại báo cáo của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị: “Then chốt thắng lợi của kháng chiến là mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố công nông liên minh, củng cố chính quyền nhân dân, củng cố và phát triển quân đội, củng cố Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt. Chỉ có phát động quần chúng cải cách ruộng đất, ta mới tiến hành những công việc đó được thuận lợi”. Đường lối của Đảng ở nông thôn là dựa vào bần cố nông (cố nông là vô sản, bần nông là nửa vô sản ở nông thôn), đoàn kết trung nông, liên hiệp với phú nông về chính trị, bảo tồn kinh tế của họ, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt.
Ngày 4 tháng 12 năm 1953, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhóm họp và thông qua Dự luật Cải cách ruộng đất 197/HL. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê thuận và chính thức ban hành bộ luật này vào ngày 19 tháng 12 năm 1953 để kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến, mang tên Luật Cải cách Ruộng đất.
Luật Cải cách Ruộng đất quy định chủ trương cụ thể như sau:
– Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác. Đối với địa chủ Việt gian (cộng tác với thực dân Pháp), cường hào gây nhiều tội ác thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản. Đối tượng Việt gian nếu bị xử phạt dưới 5 năm tù thì vẫn được chia ruộng đất, gia đình của đối tượng này vẫn được chia ruộng đất như những nông dân khác.
– Đối với nhân sĩ dân chủ, địa chủ kháng chiến, địa chủ thường (không cộng tác với thực dân Pháp) thì trưng thu toàn bộ ruộng đất hiện có cùng trâu bò và nông cụ (Trưng thu là việc giao tài sản cho Nhà nước rồi nhận hoàn trả lại bằng một giá trị tương đương, tức là mua bán tài sản với Nhà nước[20]). Không đụng đến tài sản khác (tiền, nhà cửa, đồ gia dụng…) của họ. Chính phủ quy định mức giá trưng mua tài sản của đối tượng này như sau: Giá trưng mua ruộng đất là giá sản lượng trung bình hàng năm của ruộng đất đó. Giá trưng mua trâu bò, nông cụ là giá thị trường ở địa phương. Giá trưng mua được trả bằng một loại công phiếu riêng, công phiếu ấy được trả lãi 1,5% mỗi năm, sau thời hạn 10 năm sẽ hoàn vốn. Ngoài ra, đối tượng này và gia đình cũng được chia ruộng đất xấp xỉ như nông dân, và được hưởng những ưu đãi khác một cách thích đáng.
– Khi xét xử người phạm pháp phải tuân theo đúng pháp luật. Nghiêm cấm việc bắt giữ và giết hại trái phép, nghiêm cấm đánh đập, tra tấn hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác.
5. Thành tích
Tìm hiểu thêm: MA TÚY LÀ GÌ VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ NHƯ THẾ NÀO
Năm 1953, giữa lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu chiếm ưu thế trên chiến trường, cuộc cải cách ban đầu có những kết quả nhất định khi chỉ thực hiện việc tịch thu tài sản, đất đai của những thành phần địa chủ bị kết tội Việt gian (theo Pháp chống Việt Minh) chia cho bần nông, cố nông. Chính việc cải cách này đã góp một phần không nhỏ nâng cao sự ủng hộ của dân chúng để dồn sức cho kháng chiến. Quyền làm chủ của người nông dân trên ruộng đất mà họ đang canh tác được xác nhận về mặt pháp lý. Mơ ước có mảnh ruộng của riêng mình ở nông dân đến lúc này đã có hy vọng trở thành hiện thực. Khi bắt đầu trận đánh quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ cũng là lúc hậu phương hoàn thành đợt thí điểm cải cách ruộng đất, tin này đã tiếp thêm tinh thần chiến đấu to lớn cho người lính ngoài mặt trận. Việc thực hiện chủ trương triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của quân dân, tích cực chi viện cho chiến trường trong đông xuân 1953-1954 mà đỉnh điểm là chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cuộc cải cách đã phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số nông dân Bắc Bộ. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân (khoảng 10 triệu dân), chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.
Cuộc cải cách đã hoàn thành xóa bỏ giai cấp địa chủ và tàn dư chế độ phong kiến ở miền Bắc. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá I, từ 29-12-1956 đến 25-1-1957, báo cáo của Chính phủ kiểm điểm về công tác cải cách ruộng đất đã nêu rõ: “Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã căn bản hoàn thành, giai cấp địa chủ đã căn bản bị đánh đổ, chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất bị xoá bỏ. Nông dân đã làm chủ nông thôn, nguyện vọng lâu đời của người nông dân là người cày có ruộng đã được thực hiện. Sức sản xuất ở nông thôn đã được giải phóng, đời sống nhân dân bước đầu đã được cải thiện, mở đường cho việc phát triển công thương nghiệp, góp phần quan trọng vào công cuộc củng cố miền Bắc, phát triển kinh tế, văn hoá. Đó là những thành tích căn bản”. Năm 1957 là năm được mùa lớn, sản lượng lương thực đạt trên 4,5 triệu tấn, vượt xa mức trước chiến tranh.
Sau cải cách ruộng đất, bần nông được sở hữu mảnh đất của gia đình mình, không phải nộp phần lớn địa tô cho địa chủ như trước, do đó họ có thêm hǎng hái sản xuất. Được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn, nông dân có điều kiện cải tiến kỹ thuật, phát triển công tác thuỷ lợi, chú ý đến vấn đề phân bón, nǎng suất nông nghiệp tǎng lên khá nhanh. Miền Bắc đã giải quyết được nạn đói giáp hạt, một bệnh kinh niên từ thời phong kiến. Vǎn hóa, giáo dục đại chúng có cơ sở rộng rãi để phát triển, bộ mặt nông thôn đổi mới.
Việc đất đai nông thôn tập trung vào Nhà nước quản lý cũng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện xây dựng các công trình thủy lợi, các cơ sở phục vụ nông nghiệp. Đến cuối năm 1955, các công trình thủy lợi bị Pháp phá hủy đều dần được khôi phục, diện tích đất được tưới tiêu đạt mức 202.374 ha. Năm 1958, sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy lợi nói riêng đã vượt mức trước chiến tranh. Nghị quyết 63 của Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu “thắng được hạn hán, úng, bão, xâm nhập mặn và lụt lớn”. Công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải được chọn làm đột phá với nhiệm vụ tưới tiêu cho 156.000 ha.
Sau 3 năm thực hiện cải cách (1955-1957), diện tích gieo trồng toàn miền Bắc tăng thêm 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương thực tăng 57%, lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%, đàn trâu tăng 44,2%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20%. Về các cây công nghiệp, hầu hết đều vượt mức năm 1939 (năm cao nhất thời Pháp thuộc), riêng bông gấp 3 lần, lạc gấp 3,5 lần, đay gấp 1,5 lần. Đến năm 1957, nền kinh tế miền Bắc được phục hồi, vượt mức cao nhất dưới thời Pháp thống trị (năm 1939).
Đến hết năm 1957, nông nghiệp ở miền Bắc đã phát triển vượt mức của năm 1939: năm 1939 diện tích trồng lúa của miền Bắc là 1.811.000 ha, năng suất 13,04 tạ/ha, sản lượng 2,407 triệu tấn, thóc bình quân đầu người là 211,2 kg. Các con số tương ứng của năm 1957 là 2.191.800 ha, năng suất 18,01 tạ/ha, sản lượng 3,948 triệu tấn và 286,7 kg. Lĩnh vực chăn nuôi cũng tăng, năm 1957 so với năm 1939, đàn trâu tăng 51,1%, đàn bò tăng 60,1%, đàn lợn tăng 30,8%.
Trong giai đoạn 1955-1959, sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,19 triệu tấn năm 1959. Đầu năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo, 33 công trình thuỷ lợi lớn, 1.500 công trình vừa và nhỏ được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hơn 500.000 ha diện tích trồng trọt. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp được cơ khí hóa. Năm 1965, miền Bắc chỉ có 7 huyện và 640 hợp tác xã đạt mức sản lượng 5 tấn/ha/năm thì đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2.628 hợp tác xã đạt đến mức sản lượng trên. Tỉnh Thái Bình, huyện Thanh Trì (Hà Nội), huyện Đan Phượng (Hà Tây) trở thành “vùng quê 5 tấn” (đạt năng suất 5 tấn lúa/1 hécta) đầu tiên trong lịch sử.
Năm 1958, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản quyết định rằng tập thể hóa là mục tiêu phát triển nông thôn. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 kế tiếp hợp thức hóa chính sách đó và xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó là quyền sở hữu tập thể. Đất đai dần tập trung vào tay Nhà nước qua việc thành lập những hợp tác xã do chính phủ quản lý. Nhà nông được khuyến khích và huy động gia nhập hợp tác xã nên đến năm 1960, 86% dân quê ở Miền Bắc đã vào hợp tác xã. Số liệu đó tăng lên thành 95,5% vào năm 1970. Khi Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 được soạn ra thì quyền tư hữu ruộng đất hoàn toàn biến mất, quyền quản lý đất trên toàn đất nước thuộc về Nhà nước. Cuộc cải cách ruộng đất của thập niên 1950 theo quá trình trên thì chính quyền phát đất cho nông dân một lần nhưng quản lý hai lần; một lần bán chính thức qua dạng hợp tác xã, lần sau qua quốc hữu hóa toàn diện. Từ thập niên 1990, theo chính sách Khoán mười, ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý ruộng đất và giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho mỗi hộ nông dân căn cứ theo đầu người, mỗi hộ tự canh tác và thu hoạch, sau khi nộp thuế thì giữ lại nông sản thừa, hợp tác xã không đứng ra sản xuất mà chỉ cung ứng dịch vụ.
Hồ Chí Minh trong “Thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc căn bản hoàn thành” ngày đề ngày 18 tháng 8 năm 1956, xác định cải cách ruộng đất là “một thắng lợi vô cùng to lớn” và “có thắng lợi này là nhờ Đảng và Chính phủ ta có chính sách đúng đắn”. “Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất, quyết liệt gay go. Lại vì kẻ địch phá hoại điên cuồng; vì một số cán bộ ta chưa nắm vững chính sách, chưa thực đi đúng đường lối quần chúng; vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc – cho nên khi cải cách ruộng đất đã xảy ra những khuyết điểm, sai lầm: trong việc thực hiện đoàn kết nông thôn, việc đánh kẻ địch, việc chấn chỉnh tổ chức, trong chính sách thuế nông nghiệp, v.v…Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất.”
Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)
Tham khảo thêm: Bảo vệ vật chứng trong vụ án hình sự thế nào?