logo-dich-vu-luattq

[File word] Mẫu Phiếu xuất kho chuẩn do Bộ Tài chính ban hành

1. Phiếu xuất kho dùng để làm gì?

Phiếu xuất kho là biểu mẫu được sử dụng để ghi nhận số lượng công cụ, nguyên vật liệu, vật tư, sản phẩm, hàng hóa… được xuất ra từ kho của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước.

Mẫu Phiếu xuất kho dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.

Xem thêm: Cách viết phiếu xuất kho

Khi ghi chép số lượng hàng hóa vật tư đã được xuất ra, mẫu Phiếu xuất kho thường được các doanh nghiệp sử dụng để theo dõi và quản lý việc biến động hàng hóa trong kho để điều chỉnh và kiểm soát cho hợp lý.Phiếu xuất kho cũng là căn cứ để đánh giá tình hình kinh doanh, mua bán, trao đổi hàng hóa của các đơn vị. Vì thế, việc lập mẫu Phiếu xuất kho cần được đảm bảo sự hợp lệ, chính xác, đồng thời tạo thuận lợi cho bộ phận kế toán đối chiếu chứng từ.

2. Một số mẫu Phiếu xuất kho do Bộ tài chính ban hành

2.1 Mẫu Phiếu xuất kho theo Thông tư 200

2.2 Mẫu Phiếu xuất kho theo Thông tư 133

Hướng dẫn cách viết Phiếu xuất kho mẫu 02-VT

Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận xuất kho. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.

Khi lập Phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị: số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

– Cột A: Ghi số thứ tự vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

– Cột B: Ghi tên vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

Đọc thêm: Trợ cấp thất nghiệp là gì

– Cột C: Mã số (nếu có ghi theo hóa đơn – có thể bỏ qua).

– Cột D: Đơn vị (ghi theo hóa đơn).

– Cột 1: Ghi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá theo yêu cầu xuất kho của người (hoặc bộ phận) sử dụng.

– Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).

– Cột 3: Giá xuất kho là giá chưa có thuế cho một đơn vị hàng hóa.

– Cột 4: Bằng đơn giá nhân với số lượng.

– Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực tế đã xuất kho.

Đọc thêm: Lao động là gì? (Cập nhật 2022)

Dòng “Tổng số tiền viết bằng chữ”: Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho.

– Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập (tuỳ theo tổ chức quản lý và qui định của từng doanh nghiệp) thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần).

– Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng.

+ Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.

+ Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán ghi vào sổ kế toán.

+ Liên 3: Giao cho người nhận hàng giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng.

2.3 Mẫu Phiếu xuất kho của Kho bạc Nhà nước theo Thông tư 77

Trên đây là mẫu Phiếu xuất kho và hướng dẫn cách ghi khi xuất kho trong doanh nghiệp. Để sử dụng các biểu mẫu, chứng từ khác, doanh nghiệp hãy xem tại các biểu mẫu chứng từ kế toán của LuatVietnam. Nếu còn thắc mắc về biểu mẫu này, vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm: Chính phủ là gì ? Vị trí, tính chất và chức năng của Chính Phủ

>> Mẫu Phiếu chi cập nhật mới nhất do Bộ Tài chính ban hành

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !