logo-dich-vu-luattq

Cách viết đơn ly dị như thế nào

Có mấy cách để ly hôn?

Ly hôn là việc cặp vợ, chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Đặc biệt, nếu vợ chồng đã được Tòa án giải quyết ly hôn mà muốn trở lại thành vợ, chồng hợp pháp thì bắt buộc phải đăng ký kết hôn.

Xem thêm: Cách viết đơn ly dị như thế nào

Hiện nay, theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và ly hôn theo yêu cầu của một bên hay còn gọi là ly hôn đơn phương. Trong đó:

– Ly hôn thuận tình: Vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn. Nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của vợ và con thì Tòa công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thì Tòa giải quyết việc ly hôn.

– Ly hôn đơn phương: Khi vợ hoặc chồng có yêu cầu mà không thể hòa giải được tại Tòa thì sẽ được giải quyết ly hôn nếu có một trong các căn cứ:

  • Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
  • Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của mình làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được như một trong hai hoặc cả hai ngoại tình, cờ bạc, rượu chè…
  • Một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn khi người còn lại bị Tòa án tuyên bố mất tích…

Dùng mẫu đơn ly hôn nào để gửi Tòa án?

Do có hai hình thức ly hôn với tính chất hoàn toàn khác nhau nên tùy từng hình thức, các cặp vợ, chồng sẽ sử dụng hai loại đơn ly hôn khác nhau để gửi đến Tòa.

– Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình: Sử dụng mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).

– Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương: Sử dụng mẫu đơn khởi kiện ban hành kèm Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

Ghi những nội dung gì trong đơn ly hôn?

Về cơ bản, khi hai vợ, chồng muốn ly hôn thì sẽ yêu cầu giải quyết các vấn đề sau đây:

– Chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ, chồng;

– Giải quyết quyền nuôi con và cấp dưỡng (nếu hai người có con chung);

– Phân chia tài sản chung vợ chồng (nếu hai người có tài sản chung hoặc tài sản chung với gia đình);

– Phân chia công nợ, nợ nần, nghĩa vụ tài sản… của vợ, chồng với người khác (nếu có).

Tuy nhiên, với hai hình thức đơn phương và thuận tình, yêu cầu cụ thể hai vợ, chồng gửi đến Tòa án sẽ khác nhau. Cụ thể:

Đọc thêm: Xem đường con cái qua tuổi vợ chồng

– Thuận tình ly hôn: Vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận những thỏa thuận nêu trên của hai vợ, chồng về quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản và công nợ. Đồng nghĩa, những vấn đề cần giải quyết, hai vợ, chồng đã thỏa thuận được với nhau và chỉ yêu cầu Tòa án công nhận điều đó thông qua một quyết định có hiệu lực pháp luật.

– Đơn phương ly hôn: Khi hai vợ, chồng không thỏa thuận được, không có sự thống nhất về các vấn đề nêu trên thì Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để giải quyết có chấp nhận cho hai vợ, chồng ly hôn hay không.

Xem thêm…

Nộp kèm đơn ly hôn là những giấy tờ gì?

Bởi những yêu cầu trong đơn ly hôn được nêu ở trên nên khi nộp đơn ly hôn, hai vợ chồng cần phải nộp kèm theo đơn ly hôn những giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn thì có thể xin cấp bản sao hoặc đăng ký lại.

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Trường hợp không có, vợ/chồng thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.

– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực) như Sổ đỏ; hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế chung…

Đơn ly hôn viết tay có được Tòa án chấp nhận không?

Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự cũng như Luật Hôn nhân và Gia đình, khi hai vợ chồng quyết định ly hôn thì tùy theo hình thức ly hôn đơn phương hay thuận tình mà chọn mẫu khác nhau.

Mặc dù các mẫu đơn ly hôn hiện đang được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc phải thực hiện theo các mẫu này.

Điều đó đồng nghĩa, dù thuận tình hay đơn phương thì đơn ly hôn viết tay vẫn sẽ được Tòa án chấp nhận nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức gồm các nội dung:

– Ngày, tháng, năm làm đơn.

– Tên Tòa án nhận đơn.

– Họ tên, nơi cư trú, số CMND (hộ chiếu) của vợ, chồng.

Tham khảo thêm: Bản cam kết giữa hai vợ chồng có hiệu lực khi ra Tòa án không?

– Nội dung xin ly hôn gồm: Về con chung; Về tài sản chung;

– Họ tên và chữ ký của người viết đơn…

Xem thêm…

Khi nào Tòa giải quyết ly hôn cho vợ, chồng?

Như phân tích ở trên, vợ chồng có thể chọn một trong hai cách để yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ giải quyết ly hôn cho vợ, chồng nếu có căn cứ:

– Hai bên thật sự tự nguyện và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái… nếu thuận tình ly hôn;

– Có căn cứ vợ, chồng bạo lực gia đình, không chung thủy, ngoại tình… khi chồng hoặc vợ (một bên) yêu cầu ly hôn đơn phương.

Khi đó, thời điểm chấm dứt hôn nhân là ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Sau khi giải quyết, vợ, chồng sẽ được nhận bản án hoặc quyết định ly hôn và cơ quan đăng ký kết hôn cũng sẽ được Tòa án gửi bản án, quyết định ly hôn để ghi vào sổ hộ tịch.

Xem thêm…

Ví dụ cụ thể về cách viết hai mẫu đơn ly hôn

Về mẫu đơn ly hôn thuận tình

Về mẫu đơn ly hôn đơn phương

Nếu có nhu cầu về tư vấn ly hôn nhanh, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Tham khảo thêm: điều kiện đăng ký kết hôn

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !