logo-dich-vu-luattq

Cách viết biên bản vi phạm

Nhiều bạn đọc đề nghị trangtinphapluat.com hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính, biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính sao cho đúng quy định của pháp luật và phù hợp với diễn biến của vụ việc vi phạm.

Trên cơ sở Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP, Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính và các kinh nghiệm rút ra từ các bản án hành chính, thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính. Trangtinphapluat.com hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính, biên bản cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính (cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả).

Xem thêm: Cách viết biên bản vi phạm

1. Cách ghi biên bản vi phạm hành chính

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Luật xử lý vi phạm hành chính thì biên bản vi phạm hành chính được ghi như sau:

– Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính
Hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

(Đại diện chính quyền cơ sở ký biên bản vi phạm hành chính gồm những ai?)

– Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Ghi rõ từng hành vi vi phạm

Trong xử lý vi phạm hành chính thì biên bản vi phạm hành chính là quan trọng nhất, quyết định đến việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế sau này. Do đó, việc lập biên bản vi phạm hành chính cần phải đảm bảo tính chính xác, đúng pháp luật. Nếu trong vụ việc vi phạm, cá nhân/tổ chức vi phạm chỉ có 1 hành vi thì ghi biên bản một hành vi, trường hợp thực hiện nhiều hành vi trong một vụ việc vi phạm thì ghi rõ từng hành vi Theo Khoản 4 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP (Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ từng hành vi vi phạm). Chẳng hạn như cá nhân xây dựng nhà trên đất nông nghiệp thì phải lập 02 hành vi vi phạm: 01 hành vi trên lĩnh vực đất đai – chuyển mục đích sử dụng đất, 01 hành vi trên lĩnh vực xây dựng – xây dựng không phép.

Xem video hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính

Dưới đây là cách ghi biên bản vi phạm hành chính theo Mẫu 01 của Nghị định 97/2017/NĐ-CP đối với vi phạm hành chính trên lĩnh vực xây dựng

CƠ QUAN (1)

Ghi rõ tên cơ quan lập biên bản như: UBND PHƯỜNG TAM QUANG ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số:…./BB-VPHC

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*

Về GHI RÕ LĨNH VỰC VI PHẠM(2)

Ở đây ví dụ là lĩnh vực trật tự xây dựng

Hôm nay, hồi…. giờ…. phút, ngày…./…./…….., tại(3)

Phần địa điểm lập biên bản có thể ghi tại hiện trường vi phạm, ghi càng chi tiết càng tốt, ví dụ: Tại hiện trường vi phạm, thửa đất số 3, tờ bản đồ số 2, Khối phố 1, phường Tam Quang.

Trường hợp không lập biên bản vi phạm hành chính tại địa điểm vi phạm thì có thể mời người vi phạm tới trụ sở làm việc để lập biên bản vi phạm hành chính. Trong trường hợp này địa điểm ghi theo địa điểm cơ quan mời tới làm việc.

(Quy định mới về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính)

Căn cứ , phần này ghi rõ căn cứ vào Kết luận thanh tra; biên bản làm việc; kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính, biên bản kiểm tra hiện trường…. (4)

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên: …………………………………………… Chức vụ: ………………………………..

Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………….

2. Với sự chứng kiến của (5): Về người chứng kiến là người được mời để chứng kiến việc người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, vì vậy có thể mời người dân gần nơi xảy ra vi phạm hoặc có thể mời bất kỳ ai nhưng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để làm người chứng kiến và ký vào biên bản vi phạm hành chính.

a) Họ và tên:…………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………….

Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………

b) Họ và tên:…………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………….

Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………

c) Họ và tên:…………………………………………… Chức vụ: ………………………………..

Cơ quan:… ……………………………………………………………………………………………….

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên>: ……………………………………… Giới tính: ……………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…….. ……………. Quốc tịch: ………………………………

Nghề nghiệp:… …………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………….

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:…………………; ngày cấp:…./…./……..; nơi cấp:… ………………………………………………………………………………………………………

<1. Tên tổ chức vi phạm>:.Ghi theo tên trong Giấy đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp

Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………………………………….

Đọc thêm: Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:

Ngày cấp:…./…./ ……………………………………… ; nơi cấp:…………………………………

Người đại diện theo pháp luật(6):.Ghi theo giấy chứng nhận,đăng ký hoạt động doanh nghiệp… Giới tính: ……………………………….

Chức danh(7): Ghi rõ chức danh của người đại diện theo pháp luật như: Giám đốc, Chủ tịch HĐQT…

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(8): Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,…), đối với vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, tọa độ, hành trình.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có hành vi xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ ở đô thị không có giấy phép xây dựng, cụ thể:

– Thời điểm xây dựng: Khoảng tháng 2/2019.

– Địa điểm xây dựng: thửa đất số 3, tờ bản đồ số 2, khối phố 1, phường Tam Quang.

– Công trình xây dựng: Nhà cấp 4, diện tích vi phạm 12 x 5, mái lợp ngói, nền lót gạch men…

* Lưu ý: Việc xác định thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hết sức quan trọng, nó là cơ sở để xác định văn bản áp dụng xử phạt đối với hành vi đó. Chẳng hạn hành vi xây dựng không có giấy phép xây dựng xảy ra vào năm 2015 đến năm 2020 mới phát hiện thì khi lập biên bản vi phạm hành chính thì phải xác định hành vi xây dựng không phép đó vi phạm vào điều, khoản của Nghị định 121/2013/NĐ-CP chứ không ghi là vi phạm theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Nguyên tắc để xác định đúng Nghị định xử phạt để áp dụng đó là: Hành vi xảy ra tại thời điểm nào thì áp dụng văn bản đang có hiệu lực tại thời điểm đó để xử lý. Trừ trường hợp văn bản đang có hiệu lực có điều khoản chuyển tiếp về việc áp dụng văn bản mới đang có hiệu lực để xử phạt thì chúng ta mới lập biên bản áp dụng điều khoản theo văn bản mới.

3. Quy định tại(9)….Ghi rõ điều khoản vi phạm của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan, trường hợp này ghi như sau: Vi phạm điểm b Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

Ví dụ trường hợp này mà ông Nguyễn Văn A xây dựng nhà ở trên đất không phải đất ở thì biên bản vi phạm hành chính này ghi luôn hành vi vi phạm trên lĩnh vực đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(10):.Ghi rõ cá nhân/tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra

5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:…………………

Nội dung này ghi ý kiến của người vi phạm nếu họ có ý kiến đối với việc lập biên bản vi phạm hành chính.

Người vi phạm có được ghi ý kiến vào biên bản vi phạm hành chính?

6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):………………………………………

Nội dung này nên ghi: Tôi Trần Văn C chứng kiến việc lập biên bản là đúng.

7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):…………………………

8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11):……………………………………………………………………………………………….

Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.

Thông thường các biện pháp ngăn chặn thường áp dụng là tạm giữ tang vật vi phạm hành chính. Lưu ý, việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định tạm giữ và biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Tạm giữ tang vật vi phạm hành chính
Tạm giữ tang vật vi phạm hành chính

10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Đơn vị tính

Số lượng

Chủng loại

Tình trạng

Ghi chú

11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:

STT

Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Số lượng

Tình trạng

Ghi chú

Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

12. Trong thời hạn(12)…. ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)

(13) ……Ghi tên cá nhân/tổ chức vi phạm

…………………………………. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi <văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình> đến ông (bà) (14)……Ghi tên. chức danh người có thẩm quyền xử phạt……… để thực hiện quyền giải trình.

Tìm hiểu thêm: đơn xin thay đổi họ tên

Ghi cụ thể thời hạn: Không quá 02 ngày làm việc, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm yêu cầu giải trình trực tiếp; không quá 05 ngày, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm giải trình bằng văn bản.

(Xem những trường hợp vi phạm hành chính nào được quyền giải trình)

Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày……../……/………., gồm..(Ghi rõ bao nhiêu tờ) tờ, được lập thành……….. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13)……………………………………………………………………………………………………. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

<Trường hợp cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản>

Lý do ông (bà)(13) ………………………………………….. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(15):…………………………………………………………………

Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác….

Thực tiễn người lập biên bản thường quên nội dung này.

CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM (Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

(Thường là người có chức vụ, quyền hạn bên chính quyền)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (Ký tên, ghi rõ họ và tên)

* Lưu ý: Sau khi biên bản vi phạm hành chính được lập xong phải giao cho cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính 1 bản. Trường hợp giao biên bản vi phạm hành chính cần có văn bản thể hiện đã giao cho cá nhân/tổ chức vi phạm, trong đó thể hiện rõ đã nhận hay không nhận. Mặc dù Luật Xử lý vi phạm hành chính không có quy định nội dung này nhưng để đảm bảo đã bàn giao biên bản VPHC thì nên có văn bản thể hiện đã giao.

2. Cách ghi biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính

Biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính, cụ thể là cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả là biên bản thường xuyên được sử dụng nhất trong cưỡng chế hành chính. Để bạn đọc có thể hiểu và ghi biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính đúng quy định pháp luật, trangtinphapluat.com hướng dẫn cách ghi như sau:

Cưỡng chế phải lập biên bản

Theo Điều 35 Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả gồm có nội dung như sau:

Trình tự, thủ tục cưỡng chế quyết định xử phạt hành chính
Biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính

– Việc thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả gây ra phải được lập biên bản và giao cho người bị cưỡng chế một bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.

– Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện cơ quan ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Mẫu biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính

Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 81/2013/NĐ-CP có mẫu số 6 về biên bản cưỡng chếbuộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. So với Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì đây là mẫu biên bản hoàn toàn mới, Nghị định 81 chỉ có mẫu chung cho cưỡng chế các quyết định hành chính, còn Nghị định 97 thì có mẫu cho từng biện pháp cưỡng chế.

Trangtinphapluat.com sẽ hướng dẫn bạn đọc cách ghi biên bản cưỡng chế ở điểm số 3, các nội dung khác thì ghi tương tự biên bản vi phạm hành chính đã hướng dẫn ở trên.

CƠ QUAN (1) ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số:…./BB-CCXP

BIÊN BẢN

Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả*

Thi hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả số…./QĐ-CCXPngày…./…./…….. của(2) …….

2. Biện pháp cưỡng chế: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

3. Kết quả thực hiện Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả số…./QĐ-CCXP ngày…./…./…….. của(2)…………………………………………

Ở phần này nên bổ sung thêm diễn biến quá trình cưỡng chế (vận dụng mẫu Nghị định 81/2013/NĐ-CP trước đây có quy định nội dung này) như: Việc công bố quyết định cưỡng chế, các tổ tiến hành lập biên bản mốc giới, biên bản kiểm kê tài sản (ghi chú có biên bản riêng).

Kết quả: Ghi rõ việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế như tháo dỡ công trình vi phạm…

Bổ sung mục: Thái độ chấp hành của cá nhân/tổ chức vi phạm (vận dụng mẫu Nghị định 81/2013/NĐ-CP trước đây có quy định nội dung này)

Việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả kết thúc hồi…. giờ…. phút, ngày…./…./……..

Biên bản này gồm…. tờ, được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(10)…………………………. là cá nhân bị cưỡng chế/đại diện tổ chức bị cưỡng chế 01 bản, 01 bản chuyển cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế.

<Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký>

Lý do ông (bà)(11) ……………………………………. không ký biên bản(12):..Ghi rõ lý do như: Không có mặt tại địa điểm cưỡng chế; có mặt nhưng không ký biên bản….

CÁ NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ CƯỠNG CHẾ (Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN PHỐI HỢP CƯỠNG CHẾ (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN CHỦ TRÌ CƯỠNG CHẾ (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

Trên đây là hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính, biên bản cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Bạn đọc có thắc mắc vui lòng phản hồi ở phần bình luận.

Rubi

Tham khảo thêm: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân, doanh nghiệp mới nhất 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !