logo-dich-vu-luattq

Cách ghi mã ngành đăng ký kinh doanh

Nếu như trước đây, các doanh nghiệp cần phải thể hiện mã ngành nghề kinh doanh trên giấy phép đăng ký kinh doanh, trong trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Thì kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2015, quy định mã ngành nghề kinh doanh sẽ không ghi ở giấy phép kinh doanh mà sẽ được công bố trực tuyến trên trang Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/).

Xem thêm: Cách ghi mã ngành đăng ký kinh doanh

Như vậy, so với cách ghi mã ngành nghề kinh doanh trước đây, việc ghi mã ngành kinh doanh hiện tại được quy định thế nào? Hãy tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây để cập nhật cho chính mình những kiến thức hữu ích nhất!

ngành nghề đăng ký kinh doanh

1. Tra cứu mã ngành đăng ký kinh doanh ở đâu?

  • Doanh nghiệp thực hiện tra cứu mã ngành nghề kinh doanh tại website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
  • Tại đây, doanh nghiệp có thể tra cứu tất cả thông tin của doanh nghiệp, bao gồm: mã ngành nghề của doanh nghiệp, đối chiếu với danh mục ngành nghề kinh doanh,…

2. Phải chọn được mã ngành cấp 4

Hệ thống mã ngành được phân hóa thành 5 cấp độ, từ cấp 1 đến cấp 5. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, doanh nghiệp bắt buộc phải chọn đúng mã ngành cấp 4 và mã ngành này phải đúng với chữ số trong mã ngành đó.

Đọc thêm: Thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Lưu ý:

Doanh nghiệp có thể tiến hành bổ sung mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết phù hợp theo quy định.

Đối với một số ngành nghề phải bổ sung mã ngành số 5

3. Khi nào bắt buộc phải ghi thêm mã ngành cấp 5, diễn giải chi tiết?

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, việc ghi nhận mã ngành cấp 4 là chưa đủ, mà phải ghi thêm diễn giải hoặc bổ sung thêm mã ngành cấp 5 theo quy định. Quy định này rất quan trọng, nếu không ghi đủ và đúng hồ sơ của doanh nghiệp sẽ rất dễ bị trả lại hồ sơ để chỉnh sửa hoặc bổ sung.

Các trường hợp phải thực hiện bổ sung diễn giải hoặc mã ngành cấp 5 theo quy định như sau:

  • Khi doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì tiến hành diễn giải ngành nghề kinh doanh dựa trên các văn bản pháp luật quy định.
  • Các ngành nghề không có quy định cụ thể tại hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, nhưng có quy định tại các văn bản pháp luật khác thì doanh nghiệp tiến hành ghi nhận theo các văn bản pháp luật đã quy định.

      Tham khảo thêm: Mẫu đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

    • Trường hợp này doanh nghiệp có thể ghi nhận theo mã ngành cấp 4, sau đó có thể ghi thêm mã ngành cấp 5 phù hợp rồi bổ sung thêm diễn giải chi tiết bên dưới.
  • Nếu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng chưa được ghi nhận trong một văn bản pháp luật nào khác, nhưng nếu không thuộc danh mục ngành nghề cấm đầu tư thì doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo quy định, sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét ghi nhận nghành nghề mới.

Tại Việt Nam, hệ thống nghành nghề kinh doanh thường rất phức tạp, việc nắm được cách ghi mã ngành nghề kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ thành lập công ty trong thời gian sớm nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:

– Hotline hỗ trợ 24/7: 0967.370.488/ 0975.422.489/ 0961.417.488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Tìm hiểu thêm: Giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !