Có thể nói, việc đăng ký kinh doanh là bước đầu tiên để doanh nghiệp tuân thủ đúng thủ tục pháp lý và đi vào hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận trên thực tế. Tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động, là ngành nghề có điều kiện hay không có điều kiện, chủ thể cũng phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Vậy, để tiết kiệm thời gian, đăng ký kinh doanh tại nhà có được không? Bài viết dưới đây, công ty Luật ACC sẽ nêu cách thực hiện cho quý khách!
Nội dung chính
1. Đăng ký kinh doanh tại nhà là gì?
Đăng ký kinh doanh tại nhà, thông thường được hiểu là hình thức đăng ký kinh doanh trực tuyến. Đây là một trong các hình thức được Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 20.
Xem thêm: Cách đăng ký kinh doanh tại nhà
Theo đó, đây được hiểu là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các hồ sơ như quy định về giấy tờ hồ sơ bản cứng và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử.
Khi tiến hành đăng ký qua mạng điện tử, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và được hướng dẫn tại Chương V, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp.
2. Cách đăng ký kinh doanh tại nhà đảm bảo thành công
Bước 1: Tạo tài khoản đăng ký kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, thông thường, người có nhu cầu sẽ truy cập vào trang web: https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/inf/default.aspx
Cần phải có địa chỉ email, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ khác cũng như một vài thông tin liên lạc để hoạt động đăng ký tài khoản trở nên dễ dàng hơn.
Cũng trong bước này, người nộp hồ sơ cần chuẩn bị công cụ ký xác thực:
– Nếu nộp hồ sơ bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ cần được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh có xác nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh. (Sẽ được gửi mail về xác nhận thành công nếu thông tin hợp lệ và không có sai sót)
– Nếu nộp hồ sơ bằng Chữ ký số công cộng, người ký xác thực hồ sơ cần được gán Chữ ký số công cộng vào Tài khoản (Đối với chữ ký số thì cần phải mua)
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại nhà
- Tạo hồ sơ
Trong phần này, cần phải tiến hành chọn phương thức nộp hồ sơ theo mục “Đăng ký trực tuyến” với việc chọn nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng. Sau đó, tiến hành lựa chọn đăng ký thành lập doanh nghiệp (Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vụ trực thuộc) và lựa chọn một trong các loại hình có sẵn: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, …
Cùng với bước này, cá nhân có nhu cầu chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tử và xác nhận thông tin đăng ký
- Nhập thông tin
Đây là bước nhập thông tin vào các khối dữ liệu như: Hình thức đăng ký; Địa chỉ; Ngành nghề kinh doanh; Tên doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc; Thông tin về vốn; Thông tin về cổ phần, cổ đông (Nếu lựa chọn công ty cổ phần); Người đại diện theo pháp luật; Thông tin về thuế; Người liên hệ; Người ký (Thường là người nộp hồ sơ)
- Scan và tải tài liệu đính kèm
– Được tạo trực tuyến hoặc được Scan từ văn bản giấy bằng các app scan hoặc cửa hàng photo
– Có định dạng “.doc” hoặc “.pdf”
– Thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy (đã được ký tên theo quy định) và không có sự sai lệch thông tin giữa bản giấy và bản nộp trực tuyến
– Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy
– Có dung lượng không quá 15Mb
Đọc thêm: Thủ tục chuyển địa chỉ đăng ký kinh doanh
Lưu ý: Bản Scan bao gồm các giấy tờ chính dưới đây:
– Đối với thành lập Doanh nghiệp tư nhân, gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Đối với thành lập công ty hợp danh, gồm:
Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh
Điều lệ công ty
Danh sách thành viên
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên.
Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
– Đối với công ty cổ phần
Đọc thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa
Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần
Điều lệ công ty
Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Chuẩn bị hồ sơ
Đây là bước xác nhận mọi thông tin trên đã phù hợp với hồ sơ đăng ký để nộp vào Phòng đăng ký kinh doanh
- Ký xác thực và nộp hồ sơ
– Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số công cộng, người ký xác thực hồ sơ cần gán chữ ký số công cộng vào tài khoản. Sau khi hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nộp hồ sơ bằng bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
– Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh thì chỉ cần xác thực bằng gmail và số điện thoại hợp lệ
- Thanh toán điện tử
– Nếu hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp thuộc trường hợp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần nộp phí công bố thông tin bằng phương thức thanh toán điện tử
– Trong trường hợp này cần có thẻ nội địa Smartlink, liên kết banking với các ngân hàng. Khi thanh toán thành công, hồ sơ sẽ nộp vào phòng đăng ký kinh doanh
Bước 3: Chờ thông tin hợp lệ và lấy kết quả
– Với bước này, có thể hồ sơ cần phải sửa đổi bổ sung dựa theo thông báo của cán bộ phòng Đăng ký kinh doanh
– Khi hợp lệ, hồ sơ chuyển sang trạng thái được chấp thuận, có giấy biên nhận và doanh nghiệp đến phòng Đăng ký kinh doanh theo lịch hẹn ghi trong giấy biên nhận đó để lấy kết quả
Để tìm hiểu quy trình nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các yêu cầu khác về hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh, mời bạn xem qua bài viết tại đây!
3. Một số câu hỏi thường gặp
3.1 Đăng ký doanh nghiệp tại nhà có mất phí không?
Khi đăng ký kinh doanh tại nhà, phí thực hiện sẽ không mất nhưng phí nộp cho cơ quan nhà nước vẫn tương tự như hồ sơ bản giấy
3.2 Khi đăng ký kinh doanh tại nhà, doanh nghiệp có hoạt động bình thường không?
Doanh nghiệp sẽ hoạt động bình thường bởi đây là những cách nộp hồ sơ được cơ quan nhà nước công nhận và có giá trị pháp lý, hoạt động như nhau
3.3 Hồ sơ đăng ký kinh doanh tại nhà có giống hồ sơ nộp trực tiếp không
Hồ sơ đăng ký kinh doanh tại nhà sẽ dựa trên hồ sơ bản giấy, được in và nộp trực tiếp. Chỉ khác là khách hàng cần phải scan và nộp bản mềm lên hệ thống
3.4 Công ty Luật ACC có hỗ trợ dịch vụ đăng ký kinh doanh tại nhà không?
Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách nếu quý khách hàng có nhu cầu
Trên đây là tư cấn của chúng tôi về cách đăng ký kinh doanh tại nhà. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn tự hào là đơn vị trợ giúp pháp lý hàng đầu giúp quý khách thực hiện mong muốn về đăng ký kinh doanh của mình. Khi có nhu cầu, liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn đề nghị đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân