Xin chào các bạn, nhằm giúp các hộ kinh doanh giải đáp các vướng mắc của mình liên quan tới mức thuế phải nộp, sau đây Việt Tín sẽ tổng hợp lại các loại thuế và quy định ban hành liên quan, các bạn xem mình thuộc đối tượng phải nộp thuế nào nhé!
Nội dung chính
Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh
Lệ phí: 50.000 đồng/lần. (Căn cứ Thông tư 47/2019/TT-BTC)
Xem thêm: Các loại thuế phải nộp của hộ kinh doanh
Thuế môn bài – Thuế hộ kinh doanh phải nộp
Tùy theo thu nhập hàng tháng của hộ kinh doanh mà có mức thuế môn bài phải nộp tương ứng:
– Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/năm, mức thuế môn bài là 300.000 đồng/năm.
– Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/năm, mức thuế môn bài là 500.000 đồng/năm.
– Doanh thu trên 500 triệu/năm, mức thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
Video tư vấn các loại phí, thuế hộ kinh doanh cần nộp:
Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)
Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề cần nộp thuế hộ kinh doanh theo tỷ lệ:
– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.
Tham khảo thêm: Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
(Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)
Cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế TNCN.
Trường hợp còn lại, cá nhân kinh doanh nộp thuế dựa trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh (theo phương pháp khoán):
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%.
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.
Tìm hiểu thêm: Tiền chậm nộp tiền thuế: Cách tính và trường hợp áp dụng
+ Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
(Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Tại Điểm a Khoản 4 Điều 21 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định trước ngày 15/12 hàng năm hộ nộp thuế khoán phải khai và nộp tời khai thuế của năm sau cho cơ quan thuế.
Khoản 8 Điều 21 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định căn cứ vào tài liệu khai thuế của hộ nộp thuế khoán, kết quả điều tra thực tế, biên bản họp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, tổng hợp ý kiến nộp thuế khoán phản hồi khi niêm yết công khai Chi cục Thuế thực hiện lập và duyệt Sổ bộ thuế. Tiền thuế khoán được ổn định cho cả năm tính thuế. Việc duyệt Sổ bộ thuế ổn định năm phải được thực hiện trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
Hộ nộp thuế khoán nghỉ hẳn kinh doanh đã được cơ quan thuế ban hành Quyết định miễn, giảm thuế phải được lập và theo dõi ở Danh sách hộ kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh được miễn, giảm thuế (Mẫu số 12/QTr-HKD) và cơ quan thuế phải công khai mẫu này.
Hộ nộp thuế khoán tạm nghỉ kinh doanh
Hộ nộp thuế khoán xin tạm nghỉ kinh doanh có thời gian tạm nghỉ kéo dài qua 2 năm có thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh và có văn bản đề nghị miễn, giảm thuế của chủ hộ kinh doanh thì thực hiện:
– Đã lập bộ, tính thuế thì cơ quan thuế phải giải quyết miễn, giảm thuế cho thời gian tạm ngưng, nghỉ kinh doanh trong năm của hộ.
– Kỳ lập bộ năm sau cơ quan thuế không phải thực hiện miễn, giảm thuế cho thời gian tạm nghỉ còn lại; hết thời hạn tạm nghỉ kinh doanh, HKD ra kinh doanh trở lại phải khai thuế.
Quản lý hộ kinh doanh mới ra nhưng chưa lập bộ, tính thuế
Hướng dẫn hộ kinh doanh làm thủ tục đăng ký thuế, khai thuế; cơ quan lập bộ tính thuế khoán của hộ kinh doanh từ tháng điều tra pháp hiện. Trường hợp có căn cứ đã kinh doanh mà chưa khai nộp thuế thì truy thu và xử phạt.
Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm: Kiểm tra thuế là gì?