Cá nhân kinh doanh là cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại hoặc các hoạt động liên quan đến thương mại. Vậy cá nhân kinh doanh có cần phải đăng ký kinh doanh hay không? Trường hợp nào cần phải đăng ký? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Cá nhân kinh doanh là gì
Quy định pháp luật về cá nhân kinh doanh
Nội dung chính
Thế nào là cá nhân kinh doanh?
Tuy chưa có định nghĩa rõ ràng, cụ thể nhưng thông qua các quy định tại Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thương mại, và các nghị định, thông tư hướng dẫn, cá nhân kinh doanh có thể được hiểu là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại hoặc thương nhân hoặc cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.)
Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005, thương nhân là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
>> Xem thêm: Quy Định Về Đăng Ký Kinh Doanh Hộ Cá Thể
Trường hợp cá nhân kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh
Đối với cá nhân kinh doanh là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh được quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không cần phải đăng ký kinh doanh.
Tham khảo thêm: Tố tụng dân sự là gì
Trường hợp cá nhân kinh doanh là thương nhân hoặc cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký kinh doanh
Đối với trường hợp cá nhân kinh doanh phải đăng ký kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Làm Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Hộ Gia Đình
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao Giấy CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập;
Trường hợp ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, ngoài các giấy tờ nêu trên phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Trường hợp ngành, nghề phải có vốn pháp định, ngoài các giấy tờ nêu trên còn phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trình tự thực hiện đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Tham khảo thêm: Các Chi hội trưởng là những người truyền lửa tới hội viên phụ nữ ở cơ sở
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Làm Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân
Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh
Vai trò của luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh
Với trình độ chuyên môn vững vàng cùng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, luật sư sẽ thực hiện các công việc sau để tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh:
- Tư vấn pháp lý về thủ tục, hồ sơ thực hiện đăng ký kinh doanh;
- Soạn thảo đơn từ, biểu mẫu cho khách hàng;
- Nhận ủy quyền, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Những trường hợp cá nhân kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến chủ thể, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Trân trọng cảm ơn!
Scores: 4.51 (42 votes)
Đọc thêm: Người có quyền lợi ích được bảo vệ là gì