logo-dich-vu-luattq

Biên bản thẩm định tài sản

1. Định giá tài sản là gì?

Định giá tài sản được hiểu là việc đánh giá giá trị của tài sản tại một thời điểm nhất định nào đó thông qua những hình thức định giá cụ thể, giá chuẩn khung giá, giá giới hạn.

Điều 104. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản

Xem thêm: Biên bản thẩm định tài sản

1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.

2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.

3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản cam kết (Giấy cam kết) mới nhất năm 2022

Từ đây có thể thấy Thẩm phán sẽ tiến hành thẩm định tại chỗ với sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng cần thẩm định.

Có ba trường hợp cần tiến hành thủ tục định giá tài sản là:

– Thứ nhất, nếu các đương sự trong vụ án không thỏa thuận được giá tài sản tranh chấp;

– Thứ hai, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên đương sự về việc định giá tài sản;

– Thứ ba, mức định giá mà các đương sự có hành vi sai phạm trong định giá bằng việc khai mức giá sai so với giá thực tế.

2. Đặc điểm của định giá tài sản

Việc định giá tài sản sẽ có những đặc điểm nhất định, cụ thể:

Thứ nhất, về mục đích của việc đấu giá tài sản:

– Việc định giá phải được đánh giá tại thời điểm, địa điểm nhất định. Nghĩa là, phải phụ thuộc vào giá trị trường tại nơi có tài sản cần định giá. Chẳng hạn, không thể lấy giá đất ở thành phố Hà Nội để định giá cho tài sản ở vùng nông thôn được.

– Định giá phải được thông quá các hình thức cụ thể và khách quan,Bằng việc đánh giá qua giá chuẩn khung giá, giá giới hạn.

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài sản, công việc mới nhất năm 2022

Thứ hai, nguyên tắc định giá tài sản:

– Định giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật,vị trí, quy mô, tính chất, thực trạng của tài sản và giá của thị trường tại thời điểm định giá. Nghĩa là việc định giá phải dựa vào nhiều yếu tố liên quan đến đặc điểm của tài sản cần định giá. Chẳng hạn như thực trạng của tài sản có còn mới hay không, tiêu hao bao nhiêu phần trăm so với tài sản cùng loại lúc đang mới.

– Định giá tài sản phải độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ pháp luật. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của việc định giá. Nhằm đưa ra quyết định giải quyết vụ án chính xác nhất. Bởi vậy, việc lựa chọn hội đồng định giá rất quan trọng và nghiệm ngặt.

3. Phân loại định giá tài sản

Định giá tài sản là một phương pháp xác định những giá trị tài sản đã có sự lựa chọn, đồng thời những giá trị tài sản này sau đó sẽ được ghi nhận trên các báo cáo tài chính. Đơn vị đo lường của định giá tài sản là đơn vị tiền tệ không thay đổi hoặc theo một định mức chung. Thông qua giá trị đo lường tài sản cơ sử của định giá tài sản sẽ được xác định rõ.

Theo lý thuyết của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế thì đo lường tài sản sẽ dựa vào những giá trị sau: – Giá gốc: Vào thời điểm mua tài sản đó thì tài sản này sẽ được ghi nhận theo số tiền hoặc các khoản tương đương tiền đã trả hoặc nó cũng có thể là các khoản ghi theo giá trị thực tế của loại tài sản đó.

– Giá đầu ra hiện tại: Sau khi bán tài sản thì giá tài sản sẽ được ghi nhận theo đúng giá bán mà có thể thu được

– Giá thay thế hay giá đầu vào hiện tại: Nếu đang có tài sản nào đó ở thời điệm hiện tại, thì tài sản này sẽ được ghi nhận theo số tiền hoặc các khoản tương đương mà mình sẽ phải trả.

– Giá hiện tại chiết khấu: Khi sử dụng tài sản đó, giá hiện tại sẽ được thu vào trong tương ali, tài sản sẽ được ghi nhận theo giá hiện tại của luồng tiền dự định.

4. Trình tự định giá tài sản

>&gt Xem thêm: Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng cập nhật mới nhất năm 2022

Theo đó, Hội đồng định giá (HĐĐG) được thành lập theo hai loại là HĐĐG theo vụ việc và HĐĐG thường xuyên như sau:

Hội đồng định giá theo vụ việc:

– HĐĐG theo vụ việc được thành lập ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở trung ương.

Tìm hiểu thêm: Mẫu văn bản thỏa thuận tài sản chung

– HĐĐG theo vụ việc cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– HĐĐG theo vụ việc cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá các loại tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

– HĐĐG theo vụ việc ở trung ương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ) thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật quyết định thành lập để thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Nghị định này.

Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể cơ quan thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập HĐĐG tài sản.

– Thành phần, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của HĐĐG theo vụ việc, quyền và nghĩa vụ của thành viên và Chủ tịch HĐĐG theo vụ việc thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.

Hội đồng định giá thường xuyên:

– Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh quyết định thành lập HĐĐG thường xuyên để định giá tài sản.

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót mới nhất năm 2022

– HĐĐG thường xuyên cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– HĐĐG thường xuyên cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

– Quyết định thành lập HĐĐG thường xuyên được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để cơ quan này gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.

– Thành phần, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của HĐĐG thường xuyên, quyền và nghĩa vụ của thành viên và Chủ tịch HĐĐG thường xuyên thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.

– Đối với cùng một tài sản được cơ quan có thẩm quyền trưng cầu định giá, trường hợp HĐĐG thường xuyên đã được thành lập để tiến hành định giá đối với tài sản này thì không thành lập HĐĐG theo vụ việc theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Phương pháp định giá tài sản:

– Căn cứ vào loại tài sản; thông tin và đặc điểm của tài sản; tình hình khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; HĐĐG thực hiện định giá tài sản theo tiêu chuẩn về thẩm định giá, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ và các tiêu chuẩn, phương pháp định giá quy định tại pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản cần định giá.

– Đối với một số trường hợp cụ thể, việc định giá tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời tiến hành như sau:

+ Tài sản chưa qua sử dụng: HĐĐG xác định giá của tài sản theo giá của tài sản giống hệt còn mới hoặc tài sản tương tự còn mới (nếu không có tài sản giống hệt);

+ Tài sản đã qua sử dụng: HĐĐG xác định giá của tài sản trên cơ sở xác định giá trị thực tế của tài sản;

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản thỏa thuận, văn bản thỏa thuận, hợp đồng thỏa thuận mới 2022

+ Tài sản bị hủy hoại, hư hỏng một phần; tài sản bị hủy hoại, hư hỏng toàn bộ nhưng vẫn có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng: Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu xác định giá trị thiệt hại của tài sản bị hủy hoại, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ, HĐĐG xác định giá trên cơ sở chi phí khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ;

+ Tài sản bị mất, thất lạc; tài sản bị hủy hoại, hư hỏng toàn bộ và không có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng: HĐĐG xác định giá của tài sản theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá;

+ Tài sản là hàng giả: HĐĐG xác định giá tài sản theo giá của hàng thật hoặc giá của tài sản tương tự theo quy định của Bộ luật Hình sự;

+ Tài sản không mua bán phổ biến trên thị trường; tài sản là kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị văn hóa, tôn giáo, khảo cổ, kiến trúc, lịch sử: HĐĐG xác định giá tài sản dựa trên kết quả giám định, ý kiến đánh giá của cơ quan có thẩm quyền và chuyên gia về lĩnh vực này hoặc giá trị ghi trong hồ sơ, tài liệu của tài sản.

5. Phí định giá tài sản

Phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc định giá tài sản và do Hội đồng định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được quy định tại điều 165 BLTTDS:

CƠ QUAN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN (*) –

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –

BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN (**)

Căn cứ vào Quyết định tạm giữ (hoặc Quyết định xử lý) số:…….., ngày………., của…………..

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản làm việc mới nhất năm 2022 ? Cách lập biên bản thỏa thuận các bên ?

Căn cứ Bảng giá …. do …. ban hành;

Tham khảo thêm: Đơn trình báo mất giấy tờ

Căn cứ giá bán các sản phẩm mới cùng loại trên thị trường địa phương tại thời điểm khảo sát giá;

Căn cứ vào Biên bản xác định tỷ lệ chất lượng còn lại ngày………. hoặc Giấy chứng nhận giám định chất lượng số:………, ngày………….. của………………

Hôm nay, ngày……… tháng………… năm……….., tại………….., cơ quan định giá tài sản với các thành phần gồm:

1. Ông, bà:………………………, chức vụ……………………..

Cơ quan:……………………………………………………………..

2. Ông, bà:………………………, chức vụ……………………..

Cơ quan:…………………………………………………………….

3. Ông, bà:………………………, chức vụ……………………..

Cơ quan:…………………………………………………………….

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài liệu, tài sản, công việc mới năm 2022

4. Ông, bà:………………………., chức vụ…………………….

Cơ quan:…………………………………………………………….

Đã họp và thống nhất xác định mức giá của lô hàng theo Quyết định tạm giữ (hoặc Quyết định xử lý) số:…………… là:………………… đồng,

Bằng chữ:…………………………………………………………..

(Kèm theo biên bản này có Bảng kê chi tiết giá trị của từng loại tài sản)

Biên bản được lập thành …. bản, được các thành viên cùng nhất trí thông qua./.

Đại diện

……………..

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện

……………..

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện

……………..

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện

……………..

(Ký, ghi rõ họ tên)

(*): Cơ quan định giá tài sản là: Cơ quan ra quyết định tạm giữ tài sản hoặc Hội đồng định giá tài sản.

(**): Mẫu biên bản này áp dụng cho việc định giá tài sản tạm giữ, định giá khởi điểm để bán đấu giá.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin ra quân trước thời hạn mới và chuẩn nhất năm 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !