Bộ máy tổ chức của Việt Nam hoạt động hiệu quả một phần cũng nhờ tới hoạt động quản lý của thôn, tổ dân phố – cánh tay nối dài giữa chính quyền cơ sở với nhân dân. Tổ dân phố có vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nơi chứa đựng và giải quyết các mối quan hệ xã hội, cũng là nơi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước được thực hiện trong thực tế. Việc họp tổ dân phố là để tuyên truyền những chính sách, pháp luật… của Đảng, Nhà nước đến từng người dân.
Họp tổ dân phố thường định kỳ theo quý hoặc tháng. Mỗi cuộc họp tổ dân phố đều có biên bản ghi chép cuộc họp để ghi lại những nội dung quan trọng của cuộc họp. Vậy biên bản họp tổ dân phố được viết như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc mẫu biên bản họp tổ dân phố và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.
Xem thêm: Biên bản họp dân
Nội dung chính
1. Mẫu biên bản họp tổ dân phố là gì?
Mẫu biên bản họp tổ dân phố là mẫu biên bản được lập ra bởi cá nhân để ghi chép về việc họp tổ dân phố. Mẫu nêu rõ thời gian và địa điểm lập biên bản, nội dung biên bản…
2. Mẫu biên bản họp tổ dân phố để làm gì?
Mẫu biên bản họp tổ dân phố được sử dụng để ghi chép lại những nội dung quan trọng trong quá trình họp tổ dân phố và còn được sử dụng để làm căn cứ xác nhận đóng góp của các hộ dân cư trong buổi họp.
3. Mẫu biên bản họp tổ dân phố.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
BIÊN BẢN HỌP TỔ DÂN PHỐ
Hôm nay, vào lúc…..giờ….phút, ngày….tháng….năm…., tại địa chỉ….
Chúng tôi gồm có:
1. Ông/bà…… Chức vụ……
Xem thêm: Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng thành viên công ty
2. Ông/bà…… Chức vụ……
3. Ông/bà…… Chức vụ……
….
Tiến hành họp tổ dân phố để bàn bạc về việc:
……
Sau cuộc họp đã thống nhất thông qua những vấn đề sau:
……
Biên bản được lập xong vào lúc….giờ….phút, ngày….tháng….năm, đã đọc lại cho tất cả những người tham gia buổi họp nghe lại và thông qua.
Xem thêm: Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần mới nhất
Tham khảo thêm: Các mẫu văn bản hành chính thông thường
Người lập biên bản
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện tổ dân phố
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp tổ dân phố
Người lập biên bản họp tổ dân phố cần nêu rõ:
– Thông tin các bên tham gia cuộc họp
– Nội dung cuộc họp (Tổ trưởng tổ dân phố thông báo về kế hoạch quản lý an ninh trật tự/Tổ trưởng tổ dân phố thông báo về việc hộ gia đình ông/bà… sẽ thực hiện việc xây dựng nhà cửa trong tuần tới/Kêu gọi đóng góp xây dựng sân chơi trẻ em trong khu vực….)
– Nêu rõ thời gian lập biên bản và thời gian kết thúc
Xem thêm: Mẫu biên bản cuộc họp của công ty mới nhất năm 2022
5. Các quy định của pháp luật về tổ dân phố
5.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
Theo Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố như sau:
1. Bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, chấp hành sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã và sự lãnh đạo của cấp ủy đảng.
2. Tuân thủ pháp luật, thực hiện theo hương ước (quy ước); đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
3. Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định; thực hiện sáp nhập các thôn, tổ dân phố phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương.
4. Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới có thể thấp hơn quy định. Trong trường hợp cộng đồng dân cư mới hình thành không đủ điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì ghép vào thôn, tổ dân phố liền kề.
Theo đó, tổ dân phố phải tuân thủ sự quản lý của nhà nước, tuân thủ pháp luật và đảm bảo dân chủ, tính tự quản của cộng đồng dân cư theo đúng pháp luật.
5.2. Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố
1. Cộng đồng dân cư ở thôn, tổ dân phố bàn, quyết định chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc tự quản trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Cộng đồng dân cư tham gia bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các công việc của thôn, tổ dân phố và của cấp xã theo quy định của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm trụ sở, văn phòng công ty? Hợp đồng cho mượn nhà ở và các lưu ý khi soạn thảo?
3. Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; tham gia tự quản trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương, phòng, chống các tệ nạn xã hội.
4. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia, hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội phát động.
Tham khảo thêm: Mẫu giấy báo tử và quy định của pháp luật về thủ tục báo tử
5. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động của tổ dân phố được cộng đồng dân cư ở tổ dan phố quyết định chủ trương và tự quản công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Các thông tin liên quan
6.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
1. Nhiệm vụ
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND cấp xã, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ thôn, tổ dân phố và báo cáo trước hội nghị của thôn, tổ dân phố theo định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu công việc.
b) Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phân công; thay mặt Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố điều hành, giải quyết công việc khi được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ủy quyền.
c) Triệu tập và chủ trì các hội nghị thôn, tổ dân phố theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN và quy định tại Điều 6, Thông tư số 14/2018/TT-BNV.
Xem thêm: Các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? Các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa?
d) Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch UBND cấp xã;
e) Phối hợp với Ban Công tác mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội ở thôn, tổ dân phố để triển khai thực hiện các công việc do các tổ chức này phát động.
f) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với UBND cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố.
2. Quyền hạn
a) Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
b) Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc tổ chức họp tổ dân phố hay vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố được điều hành bởi Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phân công.
Xem thêm: Mẫu biên bản họp gia đình mới nhất năm 2022? Giá trị pháp lý?
6.2. Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ phó tổ dân phố
1. Là công dân có từ đủ 21 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ theo quy định đối với chức trách được giao, nhiệt tình, trung thực và có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
2. Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; trường hợp đặc biệt có thể tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
4. Có kiến thức văn hóa, kinh nghiệm và năng lực tổ chức và vận động nhân dân; được nhân dân tín nhiệm.
Như vậy, để có thể trở thành Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ phó tổ dân phố thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về lý lịch, trình độ văn hóa, phẩm chất và kiến thức, kinh nghiệm cũng như năng lực tổ chức và vận động nhân dân.
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn trình báo về việc bị đánh năm 2022