Nội dung chính
- 1 1. Biên bản giao nhận hàng hóa là gì?
- 2 2. Nội dung Biên bản giao nhận hàng hóa cần có và cách viết
- 3 3. Lưu ý khi lập Biên bản giao nhận hàng hóa
- 4 4. Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa đơn giản
- 5 5. Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho
- 6 Trên đây là Biên bản giao nhận hàng hóa phổ biến hiện nay. Nếu còn thắc mắc, độc giả liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
1. Biên bản giao nhận hàng hóa là gì?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, giữa các bên có thể phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Để hoạt động kinh doanh của mình thoát khỏi những rủi ro thì trong các doanh nghiệp cần phải có một vài biểu mẫu cơ bản để thường xuyên sử dụng. Trong đó có những biểu mẫu rất quan trọng đó là biên bản giao nhận, bàn giao hàng hóa.
Biên bản giao nhận hàng hóa là văn bản giữa 02 hoặc nhiều bên thể hiện việc một bên đã giao hàng, và một bên đã nhận hàng trên thực tế. Văn bản này được lập căn cứ theo sự thỏa thuận của hai bên trước đó.có thể là tỏa thuận miệng, có thể là ký hợp đồng…
Xem thêm: Biên bản giao hàng hóa
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về Biên bàn giao nhận hàng hóa. Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp, cá nhân có thể tự lập mẫu văn bản phù hợp với mình. Tuy nhiên, Biên bản giao nhận hàng hóa thường có những nội dung chính như sau:
– Thông tin của bên bán hàng, bên nhận hàng (và bên giao hàng nếu có);
– Ngày, tháng, năm thực hiện giao hàng
– Nội dung hàng hóa bàn giao, số lượng, đơn giá, chủng loại,…
– Ký tên xác nhận, đóng dấu của hai bên.
2. Nội dung Biên bản giao nhận hàng hóa cần có và cách viết
Hiện nay, pháp luật không yêu cầu Biên bản giao nhận hàng hóa bắt buộc phải theo mẫu quy định nào. Tuy nhiên, để đảm bảo đầy đủ thông tin, tránh xảy ra tranh chấp, Biên bản giao nhận hàng hóa thông thường cần có những nội dung sau:
– Tên đơn vị mua và đơn vị bán hàng hóa; địa chỉ, điện thoại, người giao hàng, người nhận hàng;
Tham khảo thêm: Mẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn
– Ngày, tháng, năm thực hiện giao hàng hóa;
+ Nội dung hàng hóa bàn giao, số lượng, chủng loại,…
+ Ký tên xác nhận của hai bên.
Biên bản giao nhận hàng hóa thường được trình bày như sau:
– Đầu tiên: Bên trái là tên công ty, bên phải sẽ là quốc hiệu, tiêu ngữ.
– Dưới tên công ty và quốc hiệu, tiêu ngữ là dòng chữ: “BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG HÓA” được căn giữa;
– Căn cứ đơn hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc căn cứ thỏa thuận…;
– Ngày, tháng, năm lập biên bản giao nhận hàng hóa hoặc ngày, tháng, năm giao nhận hàng hóa;
– Thông tin của cá nhân giao hàng và nhận hàng;
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu
– Thông tin hàng hóa được giao nhận: Phần này càng chi tiết càng tốt;
– Chữ ký xác nhận của các bên, có thể đóng dấu.
3. Lưu ý khi lập Biên bản giao nhận hàng hóa
Để Biên bản giao nhận hàng hóa chính xác, là căn cứ chứng minh để không xảy ra tranh chấp sau này, khi lập biên bản giao nhận hàng hóa, người lập cần lưu ý những điều sau:
– Thông tin của bên bán và bên mua phải đấy đủ và chính xác: Không được nhầm lẫn vì rất dễ xảy ra tranh chấp;
– Biên bản giao nhận hàng hóa cần căn cứ vào một Hợp đồng hoặc Đơn đặt hàng khác để làm căn cứ giao nhận;
– Cần có chữ ký, đóng dấu của cả 02 bên để thể hiện sự đồng tình của cả 02. Đặc biệt là bên nhận hàng, nếu không biên bản này sẽ không thể chứng minh được sự kiện giao hàng đã xảy ra.
– Biên bản giao nhận hàng hóa cần được lập thành ít nhất 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
4. Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa đơn giản
5. Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho
Trên đây là Biên bản giao nhận hàng hóa phổ biến hiện nay. Nếu còn thắc mắc, độc giả liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Mẫu Biên bản bàn giao chung nhất
>> Mẫu Biên bản bàn giao tài sản kèm hướng dẫn chi tiết
Tham khảo thêm: Giấy xác nhận thu nhập dưới 1 triệu