logo-dich-vu-luattq

Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt 2022

Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt nhằm xác nhận bàn giao đầy đủ số tiền và sở hữu đầy đủ số tài sản mà hai bên đã thỏa thuận với nhau theo đúng quy định của pháp luật. Mời các bạn tham khảo Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt mới nhất.

Biên bản bàn giao quỹ tiền mặt là mẫu quen thuộc, thường sử dụng trong các cơ quan, doanh nghiệp. Biên bản bàn giao quỹ tiền mặt cần đảm bảo ghi rõ ràng và đầy đủ các thông tin của bên giao tiền, bên nhận tiền, số tiền nhận kèm theo thỏa thuận của hai bên. Dưới đây là 2 mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt mới nhất cùng hướng dẫn cách viết chi tiết để các bạn tham khảo nhằm sử dụng cho đơn vị của mình một cách có hiệu quả và đúng theo mẫu của Bộ tài chính đưa ra.

Xem thêm: Biên bản bàn giao tiền

  • Mẫu biên bản bàn giao tài liệu
  • Mẫu biên bản bàn giao công việc
  • Mẫu biên bản bàn giao tài sản, công cụ

1. Biên bản bàn giao quỹ tiền mặt là gì?

Bàn giao quỹ tiền mặt trong các doanh nghiệp là công việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi người làm công tác kế toán phải làm một cách chi tiết và cẩn thận. Sau khi hoàn thành công tác kiểm kê các loại tiền trong quỹ, trong trường hợp cần thiết, số tiền mặt này sẽ được bàn giao. Khi giao nhận tiền mặt trong quỹ, các bên phải lập thành biên bản, gọi là Biên bản bàn giao quỹ tiền mặt.

Biên bản bàn giao quỹ tiền mặt được các bên liên quan lập ra nhằm xác nhận việc hoàn tất bàn giao đầy đủ số tiền mặt theo các thỏa thuận giữa các bên và thuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Kế toán trong các công ty, doanh nghiệp đương nhiên sẽ được giao quản lý quỹ tiền mặt dùng cho chi tiêu hàng ngày trong đơn vị như chi trả phí điện nước, mua văn phòng phẩm, gửi chuyển phát nhanh… Tuy nhiên, khi kế toán đó chuyển vị trí hay chuyển công tác, cần bàn giao lại quỹ tiền mặt cho người tiếp quản thì phải tiến hành kiểm kê, sau đó bàn giao lại cho người tiếp nhận. Hai bên cùng nhau thỏa thuận về quyền lợi, nghĩa vụ đối với số tiền mặt bàn giao bằng các điều khoản cụ thể trong Biên bản bàn giao quỹ tiền mặt để kế toán mới tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp một cách thuận lợi.

2. Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt số 1

Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt

3. Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt số 2

4. Biên bản bàn giao quỹ công đoàn

Biên bản bàn giao quỹ công đoàn là văn bản được soạn thảo với mục đích bàn giao lại quỹ công đoàn cho một cá nhân, tổ chức. Đây là văn bản vô cùng quan trọng nên người thực hiện công tác kế toán phải hết sức cẩn thận. Sau khi hoàn thành xong công tác kiểm kê thì số tiền trong quỹ sẽ được bàn giao. Khi thực hiện việc giao nhận quỹ công đoàn thì bên giao và bên nhận phải lập biên bản bàn giao về quỹ công đoàn. Các bên tham gia khi lập biên bản bàn giao để xác nhận việc hoàn thành việc bàn giao quỹ theo thỏa thuận giữa hai bên và đúng với quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết mẫu biên bản bàn giao quỹ công đoàn dưới đây nhé:

5. Cách viết biên bản bàn giao quỹ tiền mặt

Phần đầu biên bản

Đọc thêm: Mẫu Đơn xin chuyển công tác mới nhất 2022

– Ghi đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ.

– Ghi rõ tên biên bản: Biên bản bàn giao quỹ tiền mặt.

– Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm lập biên bản.

Phần nội dung chính

– Ghi cụ thể thông tin của bên giao tiền và bên nhận tiền:

+ Họ và tên

+ Số Chứng minh nhân dân hoặc số Thẻ căn cước, ghi rõ ngày cấp, nơi cấp.

+ Các thông tin về địa chỉ, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại cần ghi cụ thể từ số nhà trở lên.

– Ghi rõ căn cứ lập biên bản bàn giao quỹ tiền mặt.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn yêu cầu thi hành án

– Ghi cụ thể số tiền mặt bàn giao bằng cả số và chữ.

– Ghi cụ thể, chi tiết các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên như:

Bên giao tiền có toàn quyền sở hữu số tiền mặt được ghi trong biên bản thỏa thuận phân chia tài sản.

Bên nhận tiền cần ghi rõ cam kết sẽ không khiếu kiện đồng thời tạo mọi điều kiện để bên giao tiền có thể tiến hành đăng ký thủ tục chuyển quyền sở hữu một cách thuận lợi theo quy định của pháp luật.

6. Lưu ý khi trình bày biên bản bàn giao quỹ tiền mặt

Bàn giao tiền mặt là vấn đề quan trọng, nhạy cảm và dễ phát sinh tranh chấp. Do đó trong quá trình lập biên bản bàn giao, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • Khi lập biên bản giao nhận tiền mặt cần điền đầy đủ, chính xác các thông tin của bên nhận, bên giao để lấy căn cứ đối chiếu khi phát sinh tranh chấp.
  • Ghi rõ đầy đủ số tiền bằng số và bằng chữ theo đúng số tiền hai bên giao nhận với nhau. Nội dung này không được phép tẩy xóa hoặc gạch số ở phần ghi số tiền để đảm bảo thể hiện đúng số tiền giao nhận.
  • Mẫu biên bản cần có đầy đủ chữ ký của hai bên, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp cần lưu ý không sử dụng các từ nhiều nghĩa, tránh gây hiểu lầm khi lập biên bản. Đặc biệt, không nên dùng từ địa phương gây khó hiểu và giảm tính chuyên nghiệp của mẫu biên bản.

7. Khi nào cần lập biên bản bàn giao quỹ tiền mặt?

Biên bản bàn giao quỹ tiền mặt thông thường được lập khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Khi người đang quản lý tiền mặt nghỉ việc hoặc được điều chuyển công tác đến 1 nơi khác. Trong trường hợp này, biên bản bàn giao sẽ tương ứng với việc chuyển giao công việc cho người mới để tránh những trách nhiệm về sau.

– Khi người quản lý cần đi công tác trong thời gian dài và cần người thay thế quả lý trong thời gian đó. Tuy không phải chuyển giao hẳn nhưng vì quỹ tiền mặt của công ty là tài sản vô cùng quan trọng nên lúc nào cũng cần có người quan tâm sát sao. Như vậy tài chính của công ty sẽ luôn được quản lý minh bạch và bạn cũng sẽ hạn chế được những trường hợp phát sinh trong khoảng thời gian mình đi công tác hay nghỉ phép dài ngày.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thuế kiểm toán kế toán trong mục biểu mẫu nhé.

Đọc thêm: Cách lập biên bản sự việc

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !