logo-dich-vu-luattq

Biên bản bàn giao công trình

Trước khi đưa vào sử dụng, công trình phải được bàn giao. Lúc đó, bắt buộc phải có biên bản bàn giao công trình. Vậy nội dung văn bản này gồm những gì? Pháp luật hiện hành quy định ra sao về vấn đề này? Hãy cùng chúng tôi tìm đáp án thông qua bài viết sau đây.

1. Biên bản bàn giao công trình là gì?

Biên bản bàn giao công trình là gì?

Xem thêm: Biên bản bàn giao công trình

Biên bản bàn giao công trình là văn bản ghi lại việc bàn giao công trình đã hoàn thành trước khi đi vào hoạt động. Chính vì vậy, biên bản sẽ thể hiện rõ địa điểm xây dựng, thời điểm bàn giao, nội dung bàn giao, các hạng mục công trình…

Biên bản bàn giao công trình được lập nhằm xác nhận công trình đã hoàn thành, đủ điều kiện để đưa vào sử dụng. Bên thi công chịu trách nhiệm bàn giao công trình cho chủ đầu tư và tiến hành lập biên bản để ghi lại toàn bộ quá trình bàn giao và xác nhận của các bên liên quan.

2. Nội dung của công tác bàn giao công trình

Nội dung của công tác bàn giao được quy định cụ thể tại TCVN 5640:1991 về bàn giao công trình – nguyên tắc cơ bản.

2.1. Thành phần tham gia

  • Đại diện bên tổ chức đầu tư làm chủ trì
  • Đại diện bên tổ chức nhận thầu xây lắp
  • Đại diện bên tổ chức nhận thầu thiết kế.
  • Đại diện các bên tổ chức nhận thầu phụ xây lắp, thiết kế.
  • Đại diện tổ chức sử dụng công trình
  • Nếu công trình hợp tác xây dựng với nước ngoài có tổ chức bàn giao giữa hai quốc gia thì thành phần do Thủ tướng Chính phủ quy định

2.2. Hạng mục công việc thực hiện khi bàn giao

  • Kiểm tra hồ sơ kĩ thuật, hồ sơ nghiệm thu từng hạng mục
  • Thống nhất tiến độ bàn giao theo từng hạng mục
  • Kiểm tra việc các hạng mục cần sửa chữa trong phụ lục nghiệm thu kỹ thuật. Nếu chưa hoàn thành phải ấn định thời gian chính xác tiến sửa chữa và thống nhất kinh phí thực hiện
  • Thống kê các vấn đề về chất lượng phát sinh trong quá trình kiểm tra, bàn giao. Xác định trách nghiệm cho các bên hữu quan xử lý.
  • Lập biên bản bàn giao công trình hoặc tổ hợp công trình theo phụ lục

2.3. Quy định về giấy tờ, tài liệu

Khi tiến hành bàn giao, bên giao thầu phải giao cho chủ đầu tư những loại giấy tờ, tài liệu sau:

  • Danh sách các đơn vị tham gia vào xây dựng công trình;
  • Catalog và hướng dẫn vận hành các trang thiết bị trong công trình;
  • Quy định chế độ vận hành, biên bản vận hành thử thiết bị có tải, không tải;
  • Biên bản vận hành thử thiết bị không tải, có tải, trong đó quy định chế độ vận hành;
  • Danh mục vật tư dự trữ, thiết bị phụ tùng chưa sử dụng, chưa lắp đặt;
  • Bản vẽ hoàn thành công trình, hạng mục công trình;
  • Tài liệu nghiệm thu từng bộ phận, hạng mục công trình;
  • Biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình;
  • Giấy tờ có liên quan đến thay đổi thiết kế;
  • Nhật kí công trình;
  • Chứng chỉ chất lượng, tài liệu thí nghiệm.

2.4. Các quy định khác

  • Chủ đầu tư có quyền sử dụng và có nghĩa vụ bảo quản công trình, các hạng mục công trình sau khi biên bản bàn giao được ký kết
  • Trường hợp công trình, hạng mục công trình bàn giao chậm hơn thời điểm quy định và ảnh hưởng đến việc khai thác của chủ đầu tư thì khi bàn giao phải xác định trách nhiệm của các bên hữu quan theo quy định hiện hành và xử lý theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
  • Đối với một số hạng mục công trình khi đã nghiệm thu kĩ thuật, bên nhận thầu được phép sử dụng để phục vụ thi công (theo quy định trong hợp đồng kinh tế) thì trước khi bàn giao. Nếu để xảy ra hỏng hóc thì bên nhận thầu phải sửa chữa, khắc phục hậu quả và bàn giao lại cho chủ đầu tư đúng quy định.
  • Đối với các công trình, hạng mục công trình đáp ứng được điều kiện nhưng chủ đầu tư chưa thể nhận bàn giao thì các bên phải ký hợp đồng để bảo dưỡng, bảo vệ công trình cho đến khi có thể tiếp nhận bàn giao
  • Tổ chức nhận thầu xây lắp phải bàn giao lại toàn bộ các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ được cấp nhưng chưa sử dụng cho chủ đầu tư
  • Vấn đề quyết toán công trình do thỏa thuận giữa các bên nhận thầu và chủ đầu tư nhưng phải thực hiện đồng thời với việc bàn giao công trình.
  • Tất cả hồ sơ về thiết kế, thi công công trình, các hạng mục công trình phải được bảo quản, thống kê theo TCVN 3990 : 1985 về Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Quy tắc thống kê và bảo quản bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng. Đồng thời cũng phải đảm bảo các quy định hiện hành về lưu trữ của Nhà nước.

3. Mẫu biên bản bàn giao công trình mới và chi tiết nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO

CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

    1. Công trình (dự án)

(Ghi tên công trình hoặc hạng mục công trình)

Hạng mục công trình bàn giao:

    1. Địa điểm xây dựng:

III. Thời gian, địa điểm bàn giao

+ Thời gian: Ngày….tháng….năm…..

+ Địa điểm:

    1. Thành phần tham gia bàn giao:
    2. Bên giao:
    • Đại diện Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10:

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

    • Đại diện Nhà thầu thi công: ……………………(Ghi tên nhà thầu)

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

    1. Bên nhận: (Ghi tên đơn vị tiếp nhận)

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

    1. Các đơn vị khách mời:

* Đại diện Sở (Ghi tên sở chuyên ngành)

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

* Đại diện UBND huyện: ………………..(Ghi tên UBND huyện, nếu có mời)

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

* Đại diện Nhà thầu Tư vấn thiết kế: ……………………(Ghi tên nhà thầu).

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản họp chi bộ

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ:

Các đơn vị khác (nếu có mời)

    1. Nội dung bàn giao:
    2. Tài liệu làm căn cứ bàn giao:

– Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư: (Ghi số, ngày tháng ký quyết định)

– Hồ sơ thiết kế kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt (Quyết định của…..số……..ngày…..tháng).

– Hồ sơ hoàn công công trình (hạng mục công trình) do … (ghi tên nhà thầu thi công) lập ngày…. tháng …. . năm ….. đã được cán bộ giám sát (hoặc tư vấn giám sát) ký xác nhận.

– Văn bản số ……..ngày…..tháng……….năm…… của Cục Quản lý xây dựng công trình chấp thuận tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

Đọc thêm: Mẫu đơn tố cáo đánh người gây thương tích

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình (hạng mục công trình) để đưa vào sử dụng: Ghi ngày tháng, năm nghiệm thu.

    1. Quy mô và chất lượng xây dựng của công trình hoàn thành được bàn giao:
    • Quy mô công trình (hoặc hạng mục công trình):

(Phần này nêu một số thông số cơ bản về quy mô, kết cấu công trình)

    • Chất lượng công trình (hạng mục công trình) xây dựng:

(Ghi nhận xét, đánh giá về chất lượng xây dựng)

3.Các hồ sơ, thiết bị bàn giao

+ Các hồ sơ bàn giao: (i) Quy định vận hành và bảo trì công trình; (ii) hồ sơ thiết kế; (iii) Bản vẽ hoàn công.

+ Các thiết bị bàn giao:

    1. VI. Kết luận:

– Kể từ ngày…… tháng….. năm ……, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 chính thức bàn giao……..(ghi tên công trình hoặc hạng mục công trình) cho…………(Ghi tên đơn vị tiếp nhận quản lý khai thác) đưa vào khai thác, sử dụng.

– Các Nhà thầu thi công có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định đã ghi trong hợp đồng.

– Đơn vị quản lý khai thác có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng công trình kể từ thời điểm hết hạn thời gian bảo hành theo quy định của Nhà nước.

  • Chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị quản lý khai thác tham gia bảo vệ công trình trên địa bàn trong quá trình khai thác, sử dụng.

BÊN GIAO BÊN NHẬN

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

4. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan liên quan

Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan liên quan

4.1. Quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư

  • Lập tiến độ bàn giao công trình, các hạng mục công trình
  • Tổ chức cuộc họp nhận bàn giao công trình
  • Nhận bàn giao công trình và các hồ sơ có liên quan
  • Tiếp nhận thiết bị kĩ thuật, vật tư dự trữ đã cung cấp cho công trường nhưng chưa sử dụng
  • Chuẩn bị nguồn nhân lực, vật lực để sẵn sàng tiếp nhận công trình sau khi bàn giao và đưa vào sử dụng
  • Thống kê, bảo quản hồ sơ thi công, thiết kế công trình
  • Không tiếp nhận bàn giao khi công trình, các hạng mục công trình có bộ phận chưa nghiệm thu hoặc bên nhận thầu chưa khắc phục những vấn đề còn tồn đọng trong biên bản nghiệm thu kĩ thuật
  • Khi bên nhận thầu không tiến hành sửa chữa tồn đọng, không bảo đảm thời hạn bàn giao có quyền khiếu nại với cấp trên của bên nhận thầu hoặc cơ quan trọng tài kinh tế Nhà nước
  • Ban quản lí công trình có trách nhiệm tổ chức việc bàn giao, tiếp nhận công trình đối với những chủ đầu tư đã thành lập đơn vị này

4.2. Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức nhận thầu trực tiếp hoặc tổng thầu xây dựng

  • Bàn giao công trình, hạng mục công trình xây dựng cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan đúng theo quy định pháp luật và đúng thời hạn
  • Khắc phục những tồn đọng theo đúng tiến độ đã được liệt kê trong biên bản bàn giao công trình và biên bản nghiệm thu kĩ thuật
  • Bàn giao thiết bị, vật tư lưu trữ do chủ đầu tư cung cấp nhưng chưa sử dụng. Những đồ vật mất mát, hư hỏng sẽ phải bồi thường
  • Bàn giao catalog và hướng dẫn vận hành các thiết bị đã lắp đặt;
  • Làm quyết toán công trình;
  • Nếu chủ đầu tư không chấp nhận không tổ chức bàn giao đúng thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng trong khi công trình đã bảo đảm chất lượng thì bên nhận thầu

4.3. Trách nhiệm của tổ chức nhận thầu lại

  • Bàn giao công trình, các hạng mục công trình đã nghiệm thu và sửa chữa xong cho tổng thầu
  • Tham gia với tổng thầu vào việc bàn giao công trình cho chủ đầu tư
  • Bàn giao hồ sơ thi công, thiết bị, vật tư chưa sử dụng, các catalog thiết bị đã lắp đặt cho tổng thầu
  • Khắc phục các tồn đọng của công trình, hạng mục công trình đúng tiến độ đã liệt kê trong biên bản bàn giao công trình và biên bản nghiệm thu kỹ thuật

4.4. Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức nhận thầu thiết kế

  • Tham gia vào việc bàn giao công trình
  • Chịu trách nhiệm về kinh tế do những thiệt hại mà thiết kế gây ra
  • Nếu thi công không đúng thiết kế được duyệt thì không được ký
  • Không kí biên bản bàn giao công trình nếu thi công không đúng thiết kế;
  • Đồng ý hoặc không đồng ý bàn giao tạm các hạng mục công trình để đưa vào sử dụng trước khi bàn giao toàn bộ.

5. Những nội dung quan trọng của biên bản bàn giao công trình

5.1. Thông tin về công trình

  • Tên công trình hoặc hạng mục công trình
  • Địa điểm xây dựng
  • Thời gian bàn giao
  • Địa điểm bàn giao

Tất cả những thông tin này cần phải liệt kê đầy đủ và chính xác để công tác quản lý hồ sơ rõ ràng, minh bạch, thuận tiện cho việc trích xuất khi có vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành, sử dụng

5.2. Thành phần tham gia bàn giao công trình:

  • Thông tin về chủ đầu tư, tức bên nhận bàn giao công trình
  • Thông tin về bên bàn giao, tức bên nhận thầu
  • Thông tin về bên chứng kiến (khách mời, tư vấn thiết kế)

Liệt kê đầy đủ các bên liên quan trong biên bản cũng có nghĩa những đơn vị, tổ chức này có quyền và nghĩa vụ giải quyết các vấn đề phát sinh về công trình xây dựng (nếu có) trước pháp luật.

5.3. Nội dung bàn giao cần chi tiết:

  • Giấy phép xây dựng
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
  • Hồ sơ hoàn công
  • Biên bản nghiệm thu công trình
  • Quy mô và chất lượng xây dựng của công trình;
  • Các hồ sơ, thiết bị bàn giao kèm theo…

Các giấy tờ này phải đảm bảo chính xác, đúng theo quy định của pháp luật

5.4. Thỏa thuận và trách nhiệm của các bên

Các bên thỏa thuận và thống nhất về trách nhiệm của mình theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Lưu ý, tất cả những điều này phải được thể hiện rõ trong biên bản bàn giao. Đây sẽ là căn cứ quan trọng nhất để xử lý khiếu nại, tố cáo từ các bên khi công trình có sự cố.

5.5. Chữ ký, đóng dấu, số biên bản

Bản sao biên bản bàn giao công trình không có giá trị về mặt pháp lý. Do đó, số bản được thành lập phải từ 2 bản trở lên. Trong đó, mỗi bên tham gia buổi bàn giao giữ 1 bản có kèm chữ ký tươi và đóng dấu. Nó là cơ sở để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích pháp hợp khi có rắc rối về mặt pháp lý. Vì vậy phải lưu trữ thật cẩn thận

Những chia sẻ của chúng tôi về mẫu biên bản bàn giao công trình đến đây là kết thúc. Hy vọng với nội dung trên đây, mọi người đã có được những kiến thức cơ bản nhất về loại văn bản quan trọng này. Hẹn gặp lại độc giả trong các bài viết mới nhất của bất động sản ODT.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin xác nhận mất sổ hộ khẩu

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !