logo-dich-vu-luattq

Hành vi bắt cóc là gì? Khung hình phạt đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản?

1. Bắt cóc là gì?

Bắt cóc được xem là hình thức bí mật bắt giữ người trái pháp luật nhằm thực hiện một mục đích hoặc âm mưu nào đó về vấn đề kinh tế, chính trị.

Xem thêm: Bắt cóc là gì

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt con người làm con tin hay bắt và giữ lại nhằm buộc người muốn chuộc phải bảo đảm thực hiện một lời hứa nhằm thỏa mãn một yêu cầu của người bắt, nhưng chỉ bắt người làm con tin nhằm mục đích buộc phía người muốn chuộc phải giao tài sản hoặc một số tiền thì mới được xem là hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu việc bắt cóc nhằm mục đích khác thì không phải là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi bắt cóc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.

2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là gì?

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 169 Chương XVII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự)

“Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Làm chết người;

Tham khảo thêm: KT3 là gì? Thủ tục, cách làm Sổ tạm trú (KT3) như thế nào?

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

3. Khách thể của tội phạm

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bao gồm 02 hành vi là bắt cóc và hành vi chiếm đoạt tài sản. Do đó, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản mà trước khi xâm phạm đến quyền sở hữu, nó đã xâm phạm đến quyền nhân thân của nạn nhân.

– Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trong quyền nhân thân có các quyền khác như Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,…

– Quyền sở hữu tài sản: Quyền sở hữu tài sản của con người gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

Điều 105 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 quy định về tài sản:

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Như vậy, khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là quyền nhân thân và quyền sở hữu tài sản của con người, và các quy phạm pháp luật quy định về chế định sở hữu của con người.

4. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội là hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Bắt cóc là hành vi bắt người trái pháp luật. Hành vi bắt người làm con tin được thực hiện một cách lén lút và đưa người bị bắt đến một nơi nào đó rồi tìm cách thông báo cho người thân của người bị bắt cóc biết, cùng với yêu cầu người thân của họ phải nộp một số tiền thì mới thả người bị bắt cóc, nếu không nộp tiền hoặc tài sản thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm.

Hành vi bắt người trái pháp luật được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn khác như cho uống thuốc ngủ, thuốc mê, xịt ete, lừa dối… để bắt được người làm con tin. Thủ đoạn bắt cóc không có ý nghĩa trong việc định tội danh, những hành vi bắt cóc người làm con tin lại là đặc trưng cơ bản của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, bởi lẽ bắt người làm con tin chính là một thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản.

Người bị bắt cóc làm con tin là người bất kỳ ( người lớn, trẻ em, người già, nam giới, nữ giới…, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa vị xã hội…).

Ngoài hành vi bắt cóc người làm con tin, người phạm tội còn có hành vi đe doạ người khác ( cơ quan, tổ chức hoặc người thân của con tin ) nếu không giao nộp tiền hoặc tài sản thì con tin sẽ bị giết, bị đánh đập, hành hạ… Hành vi đe doạ người khác cũng có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: gọi điện thoại, viết thư, nhắn tin qua người khác hoặc trực tiếp gặp người thân của con tin…

Cùng với việc đe doạ người khác, người phạm tội còn có thể có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có những hành vi, thủ đoạn khác đối với người bị bắt làm con tin để người này sợ hãi mà yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc người thân của mình nộp tiền hoặc tài sản như: đánh, trói, bắt nhịn ăn, nhịn uống, làm nhục, doạ giết, dọa đánh, dọa đem bán ra nước ngoài, bán cho các ổ mại dâm… Đối với hành vi xâm phạm trực tiếp đến con tin, nếu cấu thành một tội độc lập thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng với hành vi xâm phạm.

Hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt không phải là yếu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi bắt cóc người khác làm con tin là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn hoặc là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.

Trường hợp, người phạm tội chưa bắt cóc được người làm con tin vì những lý do khác nhau, thì thuộc trường hợp phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội ( chuẩn bị phương tiện, dụng cụ… để bắt cóc nhưng bắt không được).

5. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là người thực hiện hành vi miêu tả tại mặt khách quan của tội phạm, nhưng không phải ai thực hiện hành vi đó cũng đều là chủ thể của tội phạm mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo luật định mới là chủ thể của tội phạm.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng ta có thể hiểu người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 14 tuổi trở lên đối với các tội quy định tại Khoản 2,3,4 Điều 169 Bộ luật Hình sự. Điều 12 Bộ luật Hình sự cũng quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Do đó người từ đủ 16 tuổi là chủ thể đối với tội phạm tại các Khoản của Điều 169 Bộ luật Hình sự.

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc có đồng phạm cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp tội phạm được thực hiện có tổ chức, tức là có mối liên kết và phân công nhiệm vụ chặt chẽ giữa các thành viên thì có thể bị coi là tình tiết tăng nặng quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Hình sự.

6. Mặt chủ quan của tội phạm

Tìm hiểu thêm: Khách thể của tội phạm là gì

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Tức là người phạm tội biết rõ hành vi bắt cóc người làm con tin là trái pháp luật và mục đích của hắn là muốn chiếm đoạt và biến tài sản của người khác thành tài sản của mình.

Động cơ phạm tội của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác. Mục đích thực hiện hành vi cướp cùng chỉ nhằm thực hiện động cơ trên. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi bắt cóc, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi bắt cóc người làm con tin.

7. Khung hình phạt tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Theo Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

Người có hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù trong thời gian từ 02 năm lên đến 07 năm.

Thứ nhất: Bị phạt tù từ 05 lên đến 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Phạm tội một cách có tổ chức;

– Hành vi phạm tội mang tính chất chuyên nghiệp;

– Trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc các thủ đoạn nguy hiểm khác;

– Trường hợp đối với người dưới 16 tuổi;

– Trường hợp đối với 02 người trở lên;

– Có hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

– Hành vi phạm tội gây thương tích, tổn hại đối với sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% lên đến 30%;

– Hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Có hành vi tái phạm gây nguy hiểm.

Thứ hai: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị tiến hành phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

– Có hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Trường hợp gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân với mức tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Thứ ba: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

– Hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

– Phạm tội gây chết người;

– Trường hợp gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Người phạm tội còn có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tham khảo thêm: Doanh nghiệp là gì ? Khái niệm về doanh nghiệp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !