Trong trường hợp bệnh nhân không thể đi khám bệnh chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) tại tỉnh nơi mình sinh sống làm việc thì có đi khám chữa bệnh BHYT khác tỉnh được không, nếu có thì mức hỗ trợ khám chữa bệnh như thế nào?
Chế độ bảo hiểm y tế tại Việt Nam
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. BHYT không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Xem thêm: Bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không
Theo quy định thì mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở. Mức hưởng BHYT căn cứ theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế. Mức hưởng BHYT còn bị chi phối bởi cơ sở khám chữa bệnh BHYT mà người bệnh thực hiện khám chữa bệnh trong nhiều trường hợp.
Khám BHYT khác tỉnh được không?
Tham khảo thêm: Ký hiệu bảo hiểm y tế
Trong thực tế do điều kiện công việc, chỗ ở vì thế mà chúng ta không phải lúc nào cũng có thể đi khám BHYT đúng tuyến tại tỉnh của mình, nơi mình sinh sống và làm việc. Có rất nhiều các trường hợp người dân buộc phải thực hiện khám bệnh, chữa bệnh khác tỉnh.
Căn cứ theo quy định của Pháp luật thì người lao động hoàn toàn có thể thực hiện khám BHYT khác tỉnh và được xếp vào trường hợp khám chữa bệnh BHYT không đúng tuyến. Khi khám bảo hiểm trái tuyến bạn vẫn được hưởng chế độ BHYT tuy nhiên mức hưởng sẽ giảm (trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định của Pháp luật).
Nguồn tham khảo >> Bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không?
Mức hưởng BHYT không đúng tuyến năm 2021
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 trường hợp bệnh nhân đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán như mức hưởng của khám chữa bệnh đúng tuyến theo tỷ lệ sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (trước đây là 60%);
- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Tham khảo thêm: Bảo hiểm thất nghiệp bắc giang
Trường hợp đi khám chữa bệnh khác tỉnh (khám chữa bệnh không đúng tuyến) mức hưởng của bệnh nhân sẽ tùy thuộc vào cơ sở khám chữa bệnh là cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương, hay tuyến tỉnh/huyện mà mức hưởng sẽ khác nhau.
Xem thêm >> 3 điều cần biết khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến
Như vậy, người dân hoàn toàn có thể đi khám BHYT khác tỉnh, tuy nhiên mức hưởng thông thường sẽ thấp hơn mức hưởng khi đi khám BHYT đúng tuyến. Nếu trong trường hợp bệnh nhân tự đi khám cần lưu ý mức hưởng BHYT để có thể chuẩn bị kỹ càng về tài chính.
TIN LIÊN QUAN
Tìm hiểu thêm: Tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu
- 06 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc mới nhất 2022
- [Infographic] 3 thay đổi liên quan đến BHYT có hiệu lực từ 1/1/2022
- Chế độ bảo hiểm y tế cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Điểm mới nổi bật trong chính sách BHYT từ 1/7/2021
- Người tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu?
- Mức chi trả bảo hiểm y tế cho người lao động năm 2021