Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và vi bằng có thể kèm theo hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác. Vậy vi bằng là gì? Quý vị hãy cùng luathoangphi.vn tìm hiểu thông qua nội dung bài viết sau đây.
Nội dung chính
- 1 Vi bằng là gì?
- 2 Công chứng vi bằng là gì?
- 3 Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không?
- 4 Tại sao phải lập vi bằng?
- 5 Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng?
- 6 Vi bằng có giá trị khi nào?
- 7 Trường hợp nào không được lập vi bằng?
- 8 Lập vi bằng ở đâu?
- 9 Thủ tục lập vi bằng như thế nào?
- 9.1 Bước 1: Xác nhận trường hợp sự kiện, hành vi…muốn lập vi bằng có đủ điều kiện không
- 9.2 Bước 2: Thỏa thuận việc lập vi bằng với văn phòng thừa phát lại
- 9.3 Bước 3: Văn phòng thừa phát lại tiến hành thủ tục lập vi bằng
- 9.4 Bước 4: Giao vi bằng đã lập cho người có nhu cầu lập vi bằng
- 9.5 Bước 5: Gửi vi bằng đã được lập đến Sở tư pháp
- 10 Mẫu vi bằng mua bán nhà mới nhất 2022
- 11 Dịch vụ lập vi bằng uy tín, chuyên nghiệp tại Văn phòng thừa phát lại Thăng Long
- 11.1 Vi bằng ghi nhận sự kiện liên quan đến giao dịch nhà đất
- 11.2 Vi bằng ghi nhận các thỏa thuận dân sự
- 11.3 Vi bằng ghi nhận kiểm kê, thống kê tài sản
- 11.4 Vi bằng ghi nhận việc giao, nhận thông báo
- 11.5 Vi bằng ghi nhận các sự kiện liên quan đến công trình xây dựng
- 11.6 Vi bằng ghi nhận thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân gia đình
- 11.7 Vi bằng tái xác lập hành vi trong quá khứ
- 11.8 Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi trái pháp luật trên internet, báo chí, phát thanh, truyền hình
- 11.9 Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức…
Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này (quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại).
Xem thêm: Bằng là gì
Vi bằng do văn phòng thừa phát lại lập ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có thể kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video trong trường hợp xét thấy cần thiết. Trong văn bản đó, thừa phát lại sẽ tiến hành mô tả, ghi nhận lại hành vi đã xảy ra trên thực tế, các sự kiện lập vi bằng mà chính thừa phát lại chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Tài liệu này sẽ có giá trị làm chứng cứ trước Tòa nếu các quan có phát sinh bất cứ tranh chấp nào liên quan đến sự kiện, hành vi đã được lập vi bằng đó.
Công chứng vi bằng là gì?
Công chứng vi bằng là văn bản bằng thừa phát lại, giấy tay, hợp đồng giao dịch, được công chứng viên chứng nhận, làm chứng cứ, bởi vì nó sẽ ghi nhận sự kiện hành vi để làm chứng trong xét xử và được pháp luật công nhận theo quy định của Luật Công chứng 2014.
Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không?
Văn phòng thừa phát lại cũng chỉ ghi nhận lại hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng thực quan hệ giao dịch mua bán tài sản. Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực, công chứng chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản; Vi bằng không thay thế các văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Việc lập vi bằng được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận giao dịch của các bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra. Như vậy, vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ và được Tòa án ghi nhận, đây là đặc điểm cho thấy việc lập vi bằng sẽ có thể giảm thiểu rủi ro pháp lý khi tham gia các giao dịch.
Kết luận: Công chứng vi bằng không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị chứng cứ.
Tại sao phải lập vi bằng?
Giao dịch không có Vi bằng
* Trong thực tế, bạn có thể nhờ 1 người làm chứng cho một giao dịch cụ thể như làm chứng hợp đồng góp vốn, làm chứng cho việc giao nhận tiền đặt cọc…
* Khi phát sinh tranh chấp, tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ mời người làm chứng mô tả lại những việc mà họ chứng kiến bằng lời nói hoặc bằng văn bản.
* Nhưng, lời làm chứng đó có chính xác và đúng sự thật hay không thì cơ quan giải quyết tranh chấp cần cho đối chất, kiểm tra lại trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể nhanh, cũng có thể rất lâu.
Giao dịch khi có Vi bằng
* Thừa phát lại khi lập vi bằng về hành vi, sự kiện thì có mô tả bằng văn bản, quay phim, chụp hình và ghi âm thực tế ngay tại thời điểm lập vi bằng.
* Vi bằng được đăng ký tại Sở tư pháp trong vòng 3 ngày kể từ ngày lập.
Đọc thêm: đất sơ đồ 15 là gì
* Từ hai yếu tố trên nên bản thân Vi bằng có giá trị chứng cứ rất cao và đã được pháp luật quy định là Nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án và các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng?
Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng được quy định chi tiết tại Điều 36 (lập vi bằng) Nghị định số 08/2020/NĐ-CP như sau:
– Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP;
– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
Vi bằng có giá trị khi nào?
Hiện nay, vi bằng được lập theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại ban hành ngày 08 tháng 01 năm 2020. Theo Nghị định này, vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị làm chứng cứ; trong hoạt động xét xử, vi bằng do Thừa phát lại lập được sử dụng là một nguồn chứng cứ để tòa án xem xét, quyết định.
Vi bằng không được quy định cụ thể về thời hiệu tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP và cả từ các văn bản khác trước đó. Vi bằng được lập và được đăng ký thì sẽ có giá trị chứng cứ tại thời điểm đăng ký và nó sẽ không bị mất giá trị nếu như không bị hủy bởi Tòa án.
Các trường hợp lập vi bằng?
Vi bằng được lập nhằm ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi toàn quốc trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau đây nên được lập vi bằng:
– Xác nhận về tình trạng nhà đất liền kề trước khi xây dựng công trình.
– Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê hay mua nhà.
– Xác nhận tình trạng nhà đất bị lấn chiếm.
– Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái quy định của pháp luật.
– Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn hoặc thừa kế.
– Xác nhận mức độ ô nhiễm.
– Xác nhận về sự chậm trễ trong việc thi công công trình.
– Xác nhận về tình trạng công trình khi nghiệm thu.
– Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do cá nhân khác gây ra.
– Xác nhận các sự kiện pháp lý theo quy định của pháp luật.
– Xác nhận giao dịch không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chức, những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào không được lập vi bằng?
Lập vi bằng ở đâu?
Lập vi bằng hiện nay sẽ được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại, khác với văn phòng công chứng do các cá nhân, tổ chức đứng ra thành lập thì Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện những công việc theo quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Thủ tục lập vi bằng như thế nào?
Thủ tục lập vi bằng sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác nhận trường hợp sự kiện, hành vi…muốn lập vi bằng có đủ điều kiện không
Bước này, chủ thể có nhu cầu lập vi bằng cần đánh giá xem sự kiện, hành vi…muốn lập vi bằng có đúng quy định pháp luật có cho phép được lập vi bằng hay không?
Bước 2: Thỏa thuận việc lập vi bằng với văn phòng thừa phát lại
Khi có nhu cầu muốn lập vi bằng, người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:
Tìm hiểu thêm: Phí và Lệ phí là gì? Hướng dẫn cách phân biệt
a) Nội dung vi bằng cần lập;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Chi phí lập vi bằng;
d) Các thỏa thuận khác (nếu có).
Lưu ý: Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Bước 3: Văn phòng thừa phát lại tiến hành thủ tục lập vi bằng
Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Bước 4: Giao vi bằng đã lập cho người có nhu cầu lập vi bằng
Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
Bước 5: Gửi vi bằng đã được lập đến Sở tư pháp
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng
Mẫu vi bằng mua bán nhà mới nhất 2022
Tiếp theo nội dung bài viết vi bằng là gì chúng tôi sẽ giới thiệu về mẫu vi bằng. Hiện nay, vi bằng được quy định mẫu cụ thể tại Mẫu số B 02/VĂN BẢN.TPL ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH 13 ngày 23/11/2012 của Quốc Hội như sau:
Mẫu số: B 02/VB.TPL (Ban hành theo TT số: 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28/2/2014)
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI ………………………………….. Địa chỉ …………………………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: ……./BB-TPL
……………, ngày …. tháng …. Năm……
VI BẰNG
Vào hồi ……….. giờ …………. ngày …….. tháng …… năm …….., tại ……………….
Tham khảo thêm: Công trình giao thông là gì
…………………………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi gồm:
Ông (bà): …………………………………………………………………… , chức vụ: Thừa phát lại
Ông (bà): …………………………………………………………….. , chức vụ: Thư ký nghiệp vụ
Tham khảo thêm: Công trình giao thông là gì
…………………………………………………………………………………………………………………
Với sự tham gia của: (nếu có)
Ông (bà)/cơ quan/tổ chức: (người yêu cầu lập vi bằng) ………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..
Số CMTND/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi cơ quan: ………………..
Tham khảo thêm: Công trình giao thông là gì
…………………………………………………………………………………………………………………
Với sự chứng kiến của: (nếu có)
Ông (bà): …………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..
Ông (bà): …………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..
Số CMTND/Hộ chiếu: ………….. cấp ngày: ………………. bởi cơ quan: …………….
Tham khảo thêm: Công trình giao thông là gì
…………………………………………………………………………………………………………………
Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây:
(nêu tên của sự kiện, hành vi lập vi bằng)
1) ……………………………………………………………………………………………………………..
2) ……………………………………………………………………………………………………………..
Tham khảo thêm: Công trình giao thông là gì
…………………………………………………………………………………………………………………
Tham khảo thêm: Công trình giao thông là gì
…………………………………………………………………………………………………………………
Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng: (mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)
Tham khảo thêm: Công trình giao thông là gì
…………………………………………………………………………………………………………………
Tham khảo thêm: Công trình giao thông là gì
…………………………………………………………………………………………………………………
Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.
Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, văn bản, giấy tờ sau: (nếu có)
1) ……………………………………………………………………………………………………………..
2) ……………………………………………………………………………………………………………..
Tham khảo thêm: Công trình giao thông là gì
…………………………………………………………………………………………………………………
Vi bằng này được đăng ký tại Sở Tư pháp…………………. và có giá trị chứng cứ.
Vi bằng được lập thành …. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào hồi …………. giờ………… cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí ký tên.
THƯ KÝ NGHIỆP VỤ (Ký, ghi rõ họ tên)
THỪA PHÁT LẠI (Ký, đóng dấu)NGƯỜI CHỨNG KIẾN (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên)NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên)
Tải (Download) mẫu Vi bằng mua bán nhà
Dịch vụ lập vi bằng uy tín, chuyên nghiệp tại Văn phòng thừa phát lại Thăng Long
Văn phòng Thừa Phát Lại Thăng Long là đơn vị cung cấp Dịch vụ lập Vi bằng uy tín trong phạm vi toàn quốc. Với đội ngũ gồm những Thừa phát lại giầu kinh nghiệm, am hiểm sâu sắc về lĩnh vực lập vi bằng, Quý khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như giá thành mà chúng tôi cung cấp. Chúng tôi đang cung cấp dịch vụ lập vi bằng trong những trường hợp sau đây:
Vi bằng ghi nhận sự kiện liên quan đến giao dịch nhà đất
– Cho thuê nhà đất, căn hộ, mượn nhà đối với trường hợp nhà đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Nhà/đất đủ điều kiện nhưng chưa được cấp hoặc đang chờ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi chung là sổ đỏ).
– Tái xác lập, xác nhận việc mua bán nhà đất trong quá khứ để chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khi giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc khi có tranh chấp xảy ra.
– Việc giao nhận tiền thực tế trước và sau khi thực hiện thỏa thuận mua bán hoặc chuyển nhượng nhà đất.
– Thỏa thuận ngõ đi chung, phân chia nhà đất (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở)
– Thỏa thuận giao tiền cho người khác mua hộ nhà/đất hoặc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Căn hộ chung cư đã có giấy phép xây dựng (chưa hình thành), có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở chung; chung cư đã tồn tại trong thực tế nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở riêng cho từng căn hộ.
– Nhà đất tại khu tập thể, biệt thự đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung cho toàn bộ diện tích sử dụng nhưng từng nhà riêng biệt chưa có sổ đỏ.
– Các cam kết, thỏa thuận của các thành viên trong gia đình, của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc khi tiến hành ly hôn về việc phân chia tài sản là nhà và đất.
– Ghi nhận hành vi chiếm giữ bất hợp pháp của người khác đối với nhà, đất làm chứng cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Các thỏa thuận liên quan đến dồn điền, đổi thửa, mua bán, cho mượn, cho thuê đối với đất nông nghiệp.
– Tái xác lập, xác nhận các vấn đề mua bán, tặng cho, phân chia tài sản là nhà đất đã thỏa thuận trong quá khứ…
Vi bằng ghi nhận các thỏa thuận dân sự
– Ghi nhận việc giao, nhận tiền, giao nhận giấy tờ liên quan đến tài sản
– Ghi nhận cam kết du học (chống trốn), cam kết bảo lãnh khi đi lao động tại nước ngoài…
– Ghi nhận việc thu giữ tài sản bảo đảm trong ngân hàng
– Ghi nhận việc đặt cọc mua bán nhà đất, căn hộ chung cư, mua bán xe…
– Ghi nhận việc tặng cho tài sản
– Chi nhận cuộc họp gia đình về phân chia tài sản, thừa kế tài sản
– Ghi nhận thỏa thuận góp vốn kinh doanh
– Ghi nhận buổi họp Hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên…
– Thỏa thuận mua bán, phân chia, quản lý sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản
– Ghi nhận hành vi một bên tự khai, tự cam kết để gửi đến tòa án (trường hợp Tòa án ở xa hoặc muốn xử vắng mặt mình) để làm chứng cứ phục vụ cho các tranh chấp tại tòa án, tại các cơ quan có thẩm quyền…
Vi bằng ghi nhận kiểm kê, thống kê tài sản
– Ghi nhận việc kiểm kê tài sản đối với nhà cho thuê, nhà bị kê biên.
– Ghi nhận việc kiểm kê tài sản đối với hàng tồn kho trước khi chuyển kho đến nơi nhận hàng.
– Ghi nhận việc giao nhận hàng hóa, máy móc…
Vi bằng ghi nhận việc giao, nhận thông báo
– Giao thông báo triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên Công ty, các thông báo khác của doanh nghiệp.
– Giao thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ.
– Giao thông báo yêu cầu thanh toán tiền thuê nhà, thanh lý hợp đồng thuê nhà trước thời hạn, thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà; Giao thông báo lấy lại nhà hoặc bàn giao nhà theo thỏa thuận
– Giao thông báo, đơn kiến nghị, đơn đề nghị gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Vi bằng ghi nhận các sự kiện liên quan đến công trình xây dựng
– Ghi nhận hiện trạng công trình liền kề trước khi công trình xây dựng khởi công.
– Ghi nhận hiện trạng tiến độ thi công xây dựng công trình.
– Ghi nhận hiện trạng công trình bị lấn chiếm trái pháp luật để làm chứng cứ pháp lý trước khi yêu cầu bên lấn chiếm chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại.
– Ghi nhận hiện trạng nhà cửa, công trình xây dựng bị nứt, lún, đổ vỡ do việc thi công công trình xây dựng liền kề gây ra hoặc làm căn cứ xin sửa chữa, xây dựng công trình mới tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Vi bằng ghi nhận thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân gia đình
– Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn;
– Thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong và sau thời kỳ hôn nhân.
– Thỏa thuận về nuôi con chung, cấp dưỡng…
Vi bằng tái xác lập hành vi trong quá khứ
– Các bên ghi nhận việc đã giao nhận tiền, giao tài sản trong các giao dịch trong quá khứ.
– Các bên ghi nhận có việc đứng tên hộ trên giấy tờ, văn bản
– Các bên tái xác nhận đã thực hiện giao dịch trong quá khứ (mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thuê, mượn, đặt cọc, trao đổi…)
Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi trái pháp luật trên internet, báo chí, phát thanh, truyền hình
– Ghi nhận việc báo chí, các phương tiện thông tin đưa tin sai sự thật, cá nhân tổ chức đăng tin bôi nhọ, làm nhục, xúc phạm danh dự nhân phẩm.
– Ghi nhận việc vi phạm bản quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ trên internet.
– Ghi nhận các nội dung tin nhắn Zalo, Facebook trên điện thoại, máy tính và bài viết khác trên các nền tảng mạng xã hội..
Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức…
Đọc thêm: đất sơ đồ 15 là gì