logo-dich-vu-luattq

Bổ sung thông tin cần biết về bằng khoán đất

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ở thời điểm đăng bài, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Bằng khoán đất là gì?

Bằng khoán đất là một trong những loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với đất thổ cư), được lập bởi Sở Địa chính thời thuộc Pháp và cấp cho các chủ sở hữu từ ngày 30/04/1945 trở về trước.

Hiện nay, bằng khoán đất được quy định chi tiết tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT với tên gọi pháp lý là bằng khoán điền thổ. Loại văn bản này là một trong những yếu tố quan trọng giúp các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân. Bên cạnh đó, người có bằng khoán đất sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất.

Xem thêm: Bằng khoán là gì

Trong thực tế, bằng khoán điền thổ thực chất là phiếu kê khai đo đạc về diện tích, xác định loại hình đất đai, thông tin chủ sở hữu đất để phục vụ công tác quản lý.

Có thể thấy, loại giấy tờ này có thời hạn sử dụng lâu dài và được thay đổi dựa trên tình hình thị trường bất động sản hiện tại. Do đó, việc giao dịch qua bằng khoán đất vẫn diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, người dân nên chuyển đổi từ giao dịch bằng khoán đất sang Giấy chứng nhận thông dụng hiện nay để quy trình mua bán được thực hiện dễ dàng hơn và có căn cứ về pháp luật rõ ràng, chi tiết.

Tìm hiểu thêm: Một số quy định về thương binh, bênh binh theo pháp luật hiện hành

>> Tìm hiểu ​​Đất nền là gì và những điều cần biết về đất nền

Những đặc điểm cơ bản của bằng khoán đất

Khi bàn về vấn đề thời gian ra đời ra đời của bằng khoán đất, TS. Phan Phương Thảo (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Bằng khoán điền thổ có thời điểm xác lập sớm nhất là vào khoảng những năm 1930 và thời điểm lập phiếu muộn nhất là những năm 1950. Nhưng đa phần các tấm bằng khoán điền thổ được lập vào năm 40 của thế kỷ XX”.

Bên cạnh đó, bằng khoán điền thổ không có cấu trúc thống nhất mà được thay đổi qua từng thời kỳ. Cụ thể, vào những năm 1930, tiêu đề các cột trong tấm bằng được đánh máy bằng tiếng Pháp, còn phần thông tin điền cụ thể được viết tay bằng chữ Quốc ngữ. Các tấm bằng khoán điền thổ này đều có hai mặt với 11 cột thông tin ở mặt trước và 5 cột thông tin ở mặt sau. Trong khi đó, những tấm bằng khoán điền thổ được lập từ năm 1950 cho đến nay hoàn toàn được viết bằng tiếng Việt và có phần thông tin đơn giản hơn thời kỳ trước đó.

hinh anh bo sung thong tin can biet ve bang khoan dat so 1

Bằng khoán đất có hình chữ nhật với kích thước được quy định cụ thể: chiều dài 25cm, chiều rộng 20cm. Đồng thời, bằng khoán điền thổ gồm nhiều trang, trang đầu sẽ ghi tên chủ sử dụng đất, tên cơ quan cấp giấy. Các trang sau đó thể hiện chi tiết thông số kỹ thuật của thửa đất như vị trí, diện tích, tọa độ cụ thể, ranh giới tiếp giáp thửa đất, số tờ bản đồ,… Các số liệu đo đạc này có tác dụng giúp cơ quan quản lý xác định cấu trúc, diện mạo của từng thửa đất.

Mặt sau của tấm bằng khoán là một vài trang trống dự phòng dùng để cập nhật ghi chú hoặc những thông tin về biến đổi chủ sở hữu. Trong nhiều trường hợp, tấm bằng khoán có phần mặt sau dày đặc thông tin, điều này cho thấy những biến động phức tạp về chủ sở hữu.

Tham khảo thêm: Phúc thẩm là gì ? Quy định pháp luật về xét xử phúc thẩm vụ án dân sự ?

Tương tự các loại giấy tờ nhà đất khác, bằng khoán điền thổ được sử dụng lâu dài và qua nhiều đời chủ. Do đó, bằng khoán đất đóng vai trò quan trọng trong giao dịch, mua bán bất động sản, đồng thời giúp cơ quan chức năng địa phương nắm được lý lịch của thửa đất.

hinh anh bo sung thong tin can biet ve bang khoan dat so 2

Công dân có được xin cấp bằng khoán đất không?

Bằng khoán đất là loại giấy tờ được cấp phổ biến vào thời kỳ Pháp thuộc. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền thường chỉ cấp mới hoặc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thị trường bất động sản cũng lưu hành phổ biến sổ đỏ, sổ hồng hay sổ trắng hơn nên công dân sở hữu bằng khoán đất được khuyến khích chuyển đổi sang các loại giấy tờ ngang giá trị.

Tuy nhiên, giá trị sử dụng của bằng khoán đất vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Đồng thời, điều 100 Luật Đất đai 2013 và điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT cũng quy định một số điều khoản về bằng khoán đất, cụ thể: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, sở hữu một trong các loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất.

Kết

Như vậy, bằng khoán đất hay bằng khoán điền thổ mang giá trị và tầm ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Tuy không còn được cấp mới trong xã hội hiện đại, bằng khoán đất vẫn được lưu hành hợp pháp nên khi tham gia vào giao dịch bất động sản, người dân cần nắm rõ một số thông tin cơ bản về loại giấy tờ này. Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Tham khảo thêm: Giấy ủy quyền tiếng anh là gì

  • Phân biệt sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ
  • Trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi: “Sổ hồng là gì?”
  • Những thông tin quan trọng về sổ hồng đồng sở hữu
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !