Nội dung chính
1. Khái quát về hành vi bán phá giá
Hành vi bán hàng hoá hoặc dịch vụ ở mức giá quá thấp so với giá thông thường nhằm giành thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Bản chất của việc bán phá giá nằm ở chỗ đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh chấp nhận bán hàng ở mức lỗ nào đó trong hiện tại để sớm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh. Sau khi đã tyêu diệt được đối thủ cạnh tranh, loại bỏ được những áp lực cạnh tranh chủ yếu trên thị trường, doanh nghiệp bán phá giá sẽ nâng giá bán hàng hoá, bóc lột người tyêu dùng nhằm thu lợi nhuận bù đắp vào khoản thua lỗ trước đó và hưởng lợi nhuận siêu ngạch. Nói chung, dưới giác độ pháp luật cạnh tranh, hành vi bán phá giá bị coi là bất hợp pháp.
Xem thêm: Bán phá giá là gì
Trong quan hệ thương mại quốc tế, bán phá giá được hiểu là hành vi của doanh nghiệp thuộc quốc gia này bán hàng sang quốc gia khác với giá quá thấp nhằm giành giật thị trường xuất khẩu. Do hàng nhập khẩu được bán với mức giá quá thấp (tức là thấp hơn giá thông thường của hàng hoá) nên người chịu thiệt hại đầu tyên chính là những nhà sản xuất trong nước. Theo họ, việc bán phá giá là hành vi cạnh tranh không công bằng và cần phải được ngăn chặn. Từ giác độ của người tyêu dùng, hành vi bán phá giá sẽ mang lại lợi ích trước mắt. Tuy nhiên, rất có thể trong tương lai khi cạnh tranh bị triệt tyêu, người tyêu dùng sẽ bị chính doanh nghiệp bán phá giá bóc lột bằng cách định giá quá cao trong điều kiện không còn cạnh tranh hoặc tuy còn cạnh tranh nhưng không đáng kể. Chính vì vậy, nói chung, các quốc gia thường coi hành vi bán phá giá trong quan hệ thương mại quốc tế là không chấp nhận được và cần phải có biện pháp đối phó.
Đáp ứng nguyện vọng này, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT, Điều 6) và Hiệp định chống bán phá giá (Anty-dumping Agreement) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép các quốc gia thành viên được quyền đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm “bảo vệ” ngành sản xuất trong nước khi mà ngành này bị “thiệt hại thực sự” từ hành . vi bán phá giá từ phía đối tác nước ngoài. Từ “bảo vệ” đến “bảo hộ” đôi khi không có ranh giới rõ ràng. Chính vì thế, trong nhiều trường hợp quốc gia có thể bảo hộ ngành sản xuất trong nước của mình dưới danh nghĩa “bảo vệ ngành sản xuất trong nước”.
Tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trong quan hệ thương mại quấc tế, ngày 29.4.2004, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đạ ban hành Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (Pháp lệnh số 20/2004/P|.. UBTVQH11) có hiệu lực từ ngày 0967 370 488 quy định các biện pháp cụ thể mà Chính phủ Việt Nam có thể áp dụng khi có hành vi bán phá giá từ phía đối tác nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Pháp lệnh này căn bản tuân thủ các quy định tại Điều 6 Hiệp định GATT và Hiệp định chống bán phá giá của WTO,
Theo Pháp lệnh này, hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường – giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước (hoặc vùng lãnh thổ) xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường. Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước (hoặc vùng lãnh thổ) xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau: 1) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước (hoặc vùng lãnh thổ) xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong điều kiện thương mại thông thường; 2) Giá thành hợp lí của hàng hoá cộng thêm các chỉ phí hợp lí khác và lợi nhuận ở mức hợp lí, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.
2. Khái niệm bán phá giá
Đọc thêm: ô nhiễm không khí là gì
Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Các sản phẩm bán vào một thị trường với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất thì được xem là bán phá giá và có thể phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt. Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với những bạn hàng khác trên thị trường thế giới. Mục tiêu là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu chính trị.
3. Cách xác định mặt hàng hóa bán phá giá theo quy định của WTO.
Căn cứ điều 2 Hiệp định về chống bán phá giá – GATT 1994 của WTO thì:
2.1. Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá ( tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó ) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
2.2. Trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theo các điều kiện thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do số lượng hàng bán tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu hàng hóa quá nhỏ biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.
2.2.1. Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán sang một nước thứ ba với giá thấp hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm ( bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi ) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng và các chi phí chung có thể được coi là giá bán không theo các điều kiện thương mại thông thường về giá và có thể không được xem xét tới trong quá trình xác định giá trị thông thường của sản phẩm chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền quyết định rằng việc bán hàng đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài với một khối lượng đáng kể và được bán với mức giá không đủ bù đắp chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu như mức giá bán thấp hơn chi phí tại thời điểm bán hàng nhưng lại cao hơn mức chi phí bình quân gia quyền cho mỗi sản phẩm trong khoảng thời gian tiến hành điều tra thì mức giá đó được coi là đủ để bù đắp cho các chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý.
2.2.1.1. Theo khoản 2 này, các chi phí được tính toán thông thường trên cơ sở sổ sách của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất là đối tượng đang được điều tra với điều kiện là sổ sách này phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi tại nước xuất khẩu và phản ánh một cách hợp lý các chi phí đi kèm với việc sản xuất và bán hàng hóa đang được xem xét. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tất cả các bằng chứng sẵn có về việc phân bổ chi phí, trong đó bao gồm cả các bằng chứng do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp trong quá trình điều tra với điều kiện là việc phân bổ trên thực tế đã được nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sử dụng trong quá khứ, đặc biệt là sử dụng trong việc xây dựng thời gian khấu hao thích hợp và hạn mức cho phép chi tiêu xây dựng cơ bản và các chi phí phát triển khác. Trừ khi đã được phản ánh trong sự phân bổ chi phí theo qui định tại mục này, các chi phí sẽ được điều chỉnh một cách thích hợp đối với các hạng mục chi phí không thường xuyên được sử dụng để làm lợi cho hoạt động sản xuất trong tương lai và / hoặc hiện tại, hoặc trong trường hợp các chi phí trong thời gian điều tra bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khi bắt đầu sản xuất.
2.2.2. Nhằm thực hiện khoản 2, tổng số tiền chi phí cho quản lý, bán hàng và các chi phí chung khác sẽ được xác định dựa trên các số liệu thực tế liên quan đến quá trình sản xuất và bán sản phẩm tương tự theo điều kiện thương mại thông thường của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đang bị điều tra đó.
Đọc thêm: Chuyên đề của cảnh sát giao thông là gì
2.3. Trong trường hợp không tồn tại mức giá xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền thấy rằng mức giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì lý do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ ba nào đó có quan hệ với nhau hoặc có thoả thuận về bù trừ, giá xuất khẩu có thể được diễn giải trên cơ sở mức giá khi sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu cho một người mua hàng độc lập, hoặc nếu như sản phẩm đó không được bán lại cho một người mua hàng độc lập hoặc không được bán lại theo các điều kiện giống với điều kiện nhập khẩu hàng hóa thì mức giá có thể được xác định trên một cơ sở hợp lý do cơ quan có thẩm quyền tự quyết định.
2.4 Giá xuất khẩu sẽ được so sánh một cách công bằng với giá trị thông thường. Việc so sánh trên được tiến hành ở cùng một khâu thống nhất của quá trình mua bán, thường là tại khâu xuất xưởng và so sánh việc bán hàng vào cùng thời điểm hoặc thời điểm càng giống nhau càng tốt. Đối với từng trường hợp cụ thể, có thể có sự chiếu cố hợp lý về những sự khác biệt có thể ảnh hưởng đến việc so sánh giá, trong đó bao gồm sự khác biệt về điều kiện bán hàng, thuế, dung lượng thương mại, khối lượng, đặc tính vật lý và bất kỳ sự khác biệt nào khác có biểu hiện ảnh hưởng đến việc so sánh giá.Trong trường hợp được đề cập đến tại khoản 3, được phép tính đến các chi phí, bao gồm các loại thuế và phí phát sinh trong giai khoản từ khi nhập khẩu đến lúc bán lại và lợi nhuận thu được. Nếu như sự so sánh giá bị ảnh hưởng trong các trường hợp như trên, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định trị giá thông thường ở một mức độ thương mại tương đương với mức mà giá thành xuất khẩu được xây dựng hoặc có thể khấu trừ thích hợp như được cho phép tại khoản này. Các cơ quan có thẩm quyền phải cho các bên hữu quan biết rõ những thông tin nào cần thiết phải có để có thể so sánh một cách công bằng và không được phép áp đặt vô lý trách nhiệm đưa ra chứng cớ đối với các bên hữu quan.
2.5. Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ hàng hóa mà được xuất khẩu sang lãnh thổ Thành viên nhập khẩu hàng hóa đó từ một nước trung gian, giá của hàng hóa khi được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu thông thường sẽ được so sánh với mức giá có thể so sánh được tại nước xuất khẩu. Tuy nhiên, có thể đem so sánh với mức giá tại nước xuất xứ hàng hóa, ví dụ như trong trường hợp sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển cảng qua nước xuất khẩu hoặc sản phẩm đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc khi không có mức giá tương đương nào có thể đem ra so sánh tại nước xuất khẩu hàng hóa.
2.6. Trong toàn bộ Hiệp định này, khái niệm “sản phẩm tương tự” sẽ được hiểu là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét.
4. Điều kiện áp dụng các biện pháp chống phá giá tại Việt Nam
Điều 78 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 quy định về điều kiện áp dụng các biện pháp chống phá giá tại Việt Nam cụ thể như sau:
5. Các biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam
Điều 77 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 quy định về các biện pháp chống bán phá giá, cụ thể như sau:
Luật Minh Khuê (tổng hợp và phân tích)
Đọc thêm: Lỗi vô ý là gì ? Lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin dưới góc độ tâm lý tội phạm ?