Kinh doanh online có cần giấy phép hay không phải thụ thuộc vào từng hình thức kinh doanh bán hàng online mà bạn lựa chọn. Đây cũng là vấn đề đang được các chủ thể bán hàng trên facebook, shopee, các shop online khác quan tâm đến. Bài viết sau đây của Luật Long Phan sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp vấn đề này.
Đăng ký Giấy phép kinh doanh bán hàng online
Xem thêm: Bán hàng qua mạng có cần đăng ký kinh doanh
Nội dung chính
Bán hàng kinh doanh online có cần đăng ký kinh doanh không?
Tùy theo từng hình thức kinh doanh bán hàng online để xác định có cần đăng ký kinh doanh hay không:
- Không cần đăng ký kinh doanh: hình thức tự phát.
- Phải đăng ký kinh doanh: quy mô hộ cá thể, quy mô doanh nghiệp.
Các khoản thuế phải đóng khi cá nhân bán hàng online
Thuế môn bài
- Thuật ngữ “thuế môn bài” được được quy định rõ về mức thu tại Pháp lệnh 10-LCT/HĐNN7năm 1983. Từ ngày 01/01/2017 đến nay, thuật ngữ “thuế môn bài” không còn được sử dụng trong văn bản pháp luật của nhà nước, thay vào đó là thuật ngữ “lệ phí môn bài”.
- Lệ phí môn bài là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước; là một trong những khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điểm a Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP thì các cá nhân bán hàng online phải nộp lệ phí môn bài tương ứng với mức doanh thu/năm:
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
- Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
- Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
- Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thuế khoán
- Thuế khoán là loại thuế trọn gói áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, do mức thuế thấp và khó xác định rõ ràng nên cơ quan thuế có thẩm quyền định mức một khoản thuế trên cơ sở hồ sơ tự khai của người nộp thuế, ý kiến tư vấn Hội đồng tư vấn thuế cấp xã và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.
- Cách tính thuế khoán phải nộp được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC:
Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ thuế GTGT x Doanh thu tính thuế GTGT
Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty tnhh một thành viên
Số thuế TNCN phải nộp = Tỷ lệ thuế TNCN x Doanh thu tính thuế TNCN
Trong đó:
- GTGT: giá trị gia tăng
- TNCN: thu nhập cá nhân
- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.
- Tỷ lệ tính thuế: Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa có tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.
- Cá nhân kinh doanh bán hàng online có thu nhập trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.
Các hình thức kinh doanh online phổ biến hiện nay
Các hình thức kinh doanh online phổ biến
Bán hàng online kiểu tự phát, không cần đăng ký kinh doanh
- Không cần phải khai báo thuế.
- Người bán tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình.
- Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ, cung cấp một vài mặt hàng cơ bản.
- Chỉ mang tính chất tạm thời, khi muốn kinh doanh lớn hơn, có ý định phát triển lâu dài hay có ý định mở cửa hàng sẽ không còn phù hợp.
- Rất có thể bị cơ quan chức năng xử phạt, đình chỉ hoạt động khi phát hiện dấu hiệu đội lốt kinh doanh tự phát để trốn thuế.
Bán hàng online quy mô hộ cá thể, cần đăng ký kinh doanh
- Thực hiện đăng ký kinh doanh với UBND cấp quận/huyện nơi hoạt động bán hàng được diễn ra.
- Được pháp luật bảo vệ.
- Bắt đầu kê khai thuế, phải đóng lệ phí môn bài khi bắt đầu đăng ký kinh doanh.
- Thuế GTGT và thuế TNCN của chủ hộ kinh doanh được miễn nếu có doanh thu dưới 100 triệu/năm.
- Cách xác định số thuế phải nộp khá là phức tạp, thậm chí cá biệt cho riêng 1 hộ kinh doanh.
Bán hàng online quy mô doanh nghiệp, cần đăng ký kinh doanh
- Các mức thuế được quy định rõ ràng.
- Có thể mở rộng và phát triển lâu dài, phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và lớn.
- Phải tiến hành khai báo thuế thường xuyên.
- Nhiều thủ tục pháp lý và quy định phải tuân theo quy định của pháp luật.
Lập website bán hàng trên mạng thì cần thực hiện những thủ tục gì?
Thủ tục khi lập website bán hàng trên mạng
Bước 1: Đăng ký tài khoản
Tìm hiểu thêm: Các ngành nghề đăng ký kinh doanh trong xây dựng
Thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản gồm có những thông tin sau:
- Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;
- Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế thu nhập cá nhân của cá nhân;
- Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
- Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
- Thông tin liên hệ: số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử.
Bước 2: Xét duyệt tài khoản
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Công Thương thông báo qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:
- Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;
- Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.
Bước 3: Thông báo website
Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo đầy đủ thông tin quy định tại Điều 29 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và khoản 11 đến khoản 14 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP trên trang chủ của website, cụ thể các thông tin về:
- Người sở hữu website
- Hàng hóa, dịch vụ
- Giá cả
- Điều kiện giao dịch chung
- Vận chuyển và giao nhận
- Các phương thức thanh toán
Bước 4: Bộ Công Thương xác nhận thông báo
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Công Thương phản hồi qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:
- Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;
- Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu.
- Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin mà không có phản hồi bổ sung thì hồ sơ thông báo sẽ bị chấm dứt và phải tiến hành thông báo.
- Khi xác nhận thông báo, Bộ Công Thương sẽ gửi cho cá nhân, tổ chức, thương nhân một đoạn mã gắn lên website thương mại điện tử bán hàng, thể hiện thành biểu tượng đã thông báo website. Biểu tượng này dẫn về thông tin thông báo tương ứng của thương nhân, tổ chức, cá nhân tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Trên đây là nội dung tư vấn về đăng ký kinh doanh khi bán hàng online, các khoản thuế phải đóng khi cá nhân bán hàng online, các hình thức kinh doanh online phổ biến hiện nay và thủ tục lập website bán hàng trên mạng. Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm về kinh doanh online vui lòng liên hệ Luật Long Phan qua HOTLINE: 1900636387 hoặc Email: info@dichvuluattoanquoc.com để được Luật sư hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Scores: 4.6 (41 votes)