Nội dung chính
1. Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất của ngân hàng thương mại. Để ngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay phải an toàn và hiệu quả.
Xem thêm: Cho vay là gì
Muốn vậy, nó phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Thứ nhất, ngân hàng vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận. Điều này giúp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thứ hai, ngân hàng phải đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. Thứ ba, ngân hàng cho vay đối với những dự án khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ. Nhờ đó, ngân hàng mới có được lợi nhuận từ việc cho vay.
Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nghiệp vụ cho vay ngày càng đa dạng, phong phú, hoàn thiện, đầu tư vào tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngân hàng ngày càng gia tăng, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng, đòi hỏi ngân hàng phải có quy trình quản lý chặt chẽ. Mục tiêu quản lý khoản mục cho vay thống nhất với mục tiêu chung của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn. Có thể hiểu ngắn gọn: “Hoạt động cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định”. Ngân hàng trao quyền sử dụng vốn cho khách hàng, khách hàng dùng số vốn này đầu tư vào sản xuất kinh doanh kiếm lời, đảm bảo trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.
2. Đặc điểm của một hoạt động cho vay.
– Tính pháp lý của nghiệp vụ cho vay: Cho vay của ngân hàng là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý. Các hành vi cho vay của ngân hàng có một logic kinh tế, hứng chịu rủi ro cho một người mà ngân hàng tin tưởng ứng vốn cho vay, nhưng nó không chỉ gồm một giao dịch pháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh , cầm cố…).
Luật ngân hàng các nước định nghĩa tín dụng như sau: “Cấu thành một nghiệp vụ tín dụng bất cứ tác động nào, qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho một người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này nhưng đảm bảo, bảo chứng hay bảo lãnh mà có thu tiền”. Định nghĩa này nêu ra 3 trường hợp xét về tính chất pháp lý, các nghiệp vụ cho vay ngân hàng về cơ bản là:
– Cho vay ứng trước (cho vay trực tiếp).
– Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền.
– Cho vay qua chữ ký (cho vay qua việc cam kết bằng chữ ký).
– Các khoản vay đều phải theo một quy trình cho vay, thu nợ nhất định.
Thông thường gồm 5 bước:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay.
Bước 2: Phân tích tín dụng.
Đọc thêm: Cảnh sát cơ đông là gì
Bước 3: Quyết định cấp tín dụng cho vay.
Bước 4: Giải ngân.
Bước 5: Giám sát thu nợ và thanh lý hợp đồng cho vay.
– Lãi suất trong hợp đồng cho vay theo thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng cho vay. (Ví dụ: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi,…).
– Các khoản cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo tuỳ vào việc đánh giá và xếp hạng khách hàng của ngân hàng cho vay.
– Khi kết thúc hợp đồng khách hàng có nghĩa vụ trả gốc và lãi hoặc một số thoả thuận khác nếu được ngân hàng cho vay chấp nhận. Trường hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng hay không có một điều khoản nào khác thì tài sản đảm bảo thuộc quyền quyết định của ngân hàng cho vay.
3. Rủi ro tín dụng là gì?
Rủi ro tín dụng: Là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi khách hàng không thực hiện thanh toán nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Ngoài phương pháp chuẩn, Basel II cho phép các ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để xác định dư nợ của khách, xác suất vỡ nợ, kỳ đáo hạn hiệu dụng, tỷ trọng tổn thất tín dụng, từ đó tính toán tài sản có rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, ngân hàng muốn áp dụng phương pháp nội bộ này cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (như thanh tra ngân hàng hoặc ngân hàng nhà nước). Theo phương pháp xếp hạng nội bộ này, thì vốn yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro tín dụng sẽ được xác định chính xác hơn, và có sự phân biệt về vốn yêu cầu tối thiểu giữa các khỏan cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác nhau.
4. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ lỗi của cả hai bên tham gia quan hệ túi dụng: Ngân hàng và khách hàng đi vay.
– Thứ nhất: Từ phía ngân hàng
Có rất nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Đánh giá sai năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của người vay do không thu thập đầy đủ thông tin về hoạt động và mục đích của người vay.
+ Việc cho vay có lúc còn chạy theo lỏ i nhuận và doanh số mà không chú trọng đến chất lưỏng và an toàn vốn vay, buông lỏng việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi vốn, không nắm bắt đưỏc tình hình tín dụng của khách hàng, quá tin tưởng vào vật t hế chấp, coi đó là tiêu chuẩn số một khi xem xét cho vay. Khi đã có thế chấp, cán bộ tín dụng chủ quan không giám sát chặt chẽ các khoản vay.
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy chứng sinh và những quy định bố mẹ cần phải biết
+ Việc lập quỹ dự phòng túi dụng chưa đưỏc thực hiện nghiêm túc; trình độ của đội ngũ cán bộ còn yếu kém, công tác tổ chức cán bộ còn thiếu hỏp lý, phân định chức năng mỗi bộ phận không rõ ràng.
+ Tài sản đảm bảo tín dụng bị giảm giá do biến động giá cả thị trường, chất lưỏng tài sản thế chấp giảm sút.
– Thứ hai: Từ phía khách hàng
+ Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, tụt hậu trong cạnh tranh, ứ đọng vốn, sản phẩm làm ra không bán đưỏc. Do đó, doanh nghiệp không có tiền trả nợ ngân hàng.
+ Khách hàng có tư cách kém, vay nỏ lớn rồi không trả hoặc kê khai tài sản thế chấp gian dối, dùng một tài sản thế chấp vay nhiều nơi.
+ Sử dụng vốn sai mục đích vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn tới thua lỗ, không trả nỏ đưỏc cho ngân hàng đầy đủ, đúng thời hạn.
– Nguyên nhân khác
+ Sự biến động của nền kinh tế như suy thoái kinh tế, sự không ổn định của nền kinh tế, lạm phát gia tăng, sự biến động tỷ giá ảnh hưởng tới hoạt động ồ doanh nghiệp gây ra rủi ro tín dụng…
+ Hành lang pháp lý còn chưa đồng bộ, đầy đủ, còn những kẽ hồ dẫn tới không kiểm soát được hết các đối tưỏng lừa đảo trong việc quản lý vốn tín dụng, gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình cho vay, thu hồi nợ, phát mại tài sản tài chính.
+ Do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, động đất…
5. Quy định về cấm cho vay và hạn chế cho vay
Thứ nhất, những trường hợp không được cấp tín dụng: Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây: thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của TCTD là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn; cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để TCTD khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này. TCTD không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát. TCTD không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD. TCTD không được cho vay để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp
Thứ hai, theo Luật các TCTD năm 2010, Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13 và các văn bản pháp luật của Ngân hàng Nhà nước thì pháp luật cấm cho vay và hạn chế cho vay đối với các cá nhân có liên quan trong quá trình cho vay hoặc có trách nhiệm chính trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hoặc công ty chứng khoán trực thuộc TCTD. Quy định trên là hợp lý và có cơ sở. Bởi nếu pháp luật cho phép các đối tượng trên được vay vốn họ sẽ có quyền lực hoặc có khả năng tạo áp lực đối với người có quyền vì lợi ích riêng và có thể tạo ra giao dịch tư lợi hoặc để đầu tư vào lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng, gây rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, pháp luật còn cấm cho vay đối với những trường hợp không đáp ứng được các điều kiện vay vốn. Ngân hàng không cấp tín dụng cho những khoản vay không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn như: mục đích sử dụng vốn vay là bất hợp pháp hoặc không có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc không có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định pháp luật chẳng hạn như đi vay trả nợ thuế…
Thứ ba, bên cạnh quy định về đối tượng bị cấm cho vay, pháp luật quy định các đối tượng hạn chế cấp tín dụng. Theo Điều 127 Luật các TCTD năm 2010, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; kế toán trưởng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của TCTD thông qua và công khai trong TCTD. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 10% vốn tự có của TCTD; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD…. Những quy định này nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Ngoài ra, hiện nay các NHTM hạn chế vay đối với kinh doanh chứng khoán và bất động sản do hai lĩnh vực này hệ số rủi ro là 250%.
Đọc thêm: So sánh tên thương mại và tên doanh nghiệp theo quy định hiện nay