logo-dich-vu-luattq

Hình thức đầu tư là gì

Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ về mọi mặt, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư vào Việt Nam ngày càng đông. Với nhiều chính sách thuế ưu đãi, doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam bằng các hình thức khác nhau. Dựa trên nhu cầu của thị trường, công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài.

So với Luật đầu tư trước đây, Luật đầu tư 2014 đã có nhiều thay đổi về hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật đầu tư 2014 đã bãi bỏ một số hình thức đầu tư như hợp đồng BTO, BOT, BT; đầu tư phát triển kinh doanh; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế. Luật Đầu tư 2014 đã bổ sung thêm vào hình thức đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư (hợp đồng PPP).

Xem thêm: Hình thức đầu tư là gì

Theo Luật đầu tư 2014 có nhiều hình thức đầu tư khác nhau, bao gồm:

– Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

– Đầu tư theo hình thức mua cổ phần, phần vốn góp hoặc góp vốn vào tổ chức kinh tế;

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP);

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

1. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Theo quy định của Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam. Tổ chức kinh tế liên doanh có thể là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần được thành lập và tổ chức theo qui định của Luật Doanh nghiệp.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư. và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều kiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

2. Đầu tư theo hình thức mua cổ phần, phần vốn góp hoặc góp vốn vào tổ chức kinh tế

Đây là hình thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài. Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 24, 25, 26 Luật Đầu tư 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 46 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.

– Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

+ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Tìm hiểu thêm: Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật

– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

+ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

+ Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

+ Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức nêu trên phải đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài như đối với trường hợp đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP)

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (hay còn gọi là hợp đồng đối tác công tư) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Theo nghị định 63/2018 quy định vè đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì hợp đồng dự án được hiểu là:

– Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác.

– Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

– Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

– Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng dự án kết hợp các loại hợp đồng trên.

Đọc thêm: Cách viết bản khai nhân khẩu

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

BCC là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.

– Nội dung hợp đồng BCC:

+ Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

+ Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

+ Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

+ Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

+ Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0967 370 488 ; Email: info@dichvuluattoanquoc.com

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Tìm hiểu thêm: Số định danh cá nhân là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !