logo-dich-vu-luattq

Tải mẫu giấy triệu tập của công an

1. Giấy triệu tập là gì?

Giấy triệu tập là văn bản được sử dụng phổ biến trong hoạt động tố tụng hình sự, giầy này được dùng sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án, lúc này tư cách cách của những người tham gia tố tụng đã được xác định rõ.

Việc gửi Giấy triệu tập nhằm mục đích thu thập thông tin, chứng cứ,… phục vụ cho quá trình điều tra vụ án. Giấy triệu tập cần thể hiện rõ các thông tin:

Xem thêm: Tải mẫu giấy triệu tập của công an

– Thông tin của cơ quan triệu tập;

– Thông tin người được triệu tập (họ tên, nơi ở);

– Địa chỉ và thời gian triệu tập;

– Nội dung triệu tập;

– Thời gian và xác nhận việc đã nhận Giấy triệu tập…

mau giay trieu tap
Mẫu Giấy triệu tập của Công an mới nhất 2022 (Ảnh minh họa)

2. Một số mẫu Giấy triệu tập theo quy định hiện hành

2.1 Giấy triệu tập của cơ quan Công an (Thông tư 119/2021/TT-BCA)

Mẫu số 01: Giấy triệu tập (Mẫu số 211)

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2022/05/25/giay-trieu-tap-cua-cong-an-1_2505142500.docx

Tham khảo thêm: Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc

Ghi chú:

– Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến có nghĩa vụ phải có mặt theo Giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp người làm chứng, người bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Mẫu số 02: Giấy triệu tập của bị can (Mẫu số 212)

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2022/05/25/giay-trieu-tap-cua-cong-an-2_2505142500.docx

Tham khảo thêm: Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc

Ghi chú:

Bị can phải có mặt theo Giấy triệu tập của người có thẩm quyền tố tụng; trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã (khoản 3 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự).

2.2 Giấy triệu tập theo Thông tư 96/2016/TT-BQP

3. Trường hợp nào Công an được phép triệu tập người dân lên làm việc?

Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự, điều tra viên được triệu tập người dân lên làm việc trong những trường hợp au đây:

– Triệu tập và hỏi cung bị can;

Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy biên nhận mua hàng

– Triệu tập và lấy lời khai của các đối tượng: Người tố giác, báo tin về tội phạm; Người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

– Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ;

– Triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự.

Theo đó, mục đích của việc triệu tập người dân lên làm việc nhằm thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Đồng thời, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định người dân bắt buộc phải làm việc với cơ quan Công an khi là một trong những người tham gia tố tụng trong một vụ án đã được khởi tố.

4. Có được phép từ chối lên làm việc khi bị Công an triệu tập không?

Như đã nêu trên, người dân buộc phải có mặt theo Giấy triệu tập của cơ quan Công an nếu là một trong những người tham gia tố tụng trong một vụ án đã được khởi tố. Tuy nhiên, với các trường hợp dưới đây thì có quyền từ chối làm việc với cơ quan Công an:

– Cơ quan điều tra yêu cầu sự hợp tác của người dân mà không có Giấy mời, Giấy triệu tập đúng quy định của pháp luật.

– Nội dung làm việc không được ghi trong Giấy mời, Giấy triệu tập.

– Trường hợp bắt giữ, cưỡng chế trái với quy định phạm luật, xâm phạm quyền con người được quy định trong hiến pháp.

Trên đây là mẫu Giấy triệu tập mới nhất. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Giấy mời và Giấy triệu tập khác nhau thế nào?

Đọc thêm: Mẫu đơn đề nghị giúp đỡ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !