logo-dich-vu-luattq

Thủ tục giãn nợ ngân hàng, gia hạn trả nợ gốc và lãi

1. Các trường hợp được xin giãn nợ ngân hàng

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN

Xem thêm: Giãn nợ là gì

“Điều 19. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:

1.Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.

2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.”

Vậy trong những trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc, lãi tiền vay, trả hết nợ gốc hoặc tiền lãi đúng thời hạn cho vay và được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng trả nợ gốc hoặc tiền lãi vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì tổ chức tín dụng xem xét gia hạn thời hạn cho vay.

Đọc thêm: Doanh nghiệp FDI là gì?

>> Luật sư hỗ trợ trực tuyến qua tổng đài: 1900.6169

2. Đối tượng được thực hiện việc giãn nợ, gia hạn thời gian trả nợ

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 57/2019/TT-BTC thì những đối tượng được thực hiện việc gian nợ, gia hạn thời gian trả nợ bao gồm:

– Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

– Khách hàng bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

– Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

3. Thời gian được thực hiện việc gia hạn, giãn nợ

Tham khảo thêm: Biển số xe NN là gì? Ý nghĩa và cách đọc theo quy định 2021

Về quy định thời gian được thực hiện việc gia hạn, giãn nợ tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 57/2019/TT-BTC

“…3. Thời gian gia hạn nợ: Một khoản nợ có thể được gia hạn nợ nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời hạn nhận nợ bắt buộc sau khi khoản nợ được gia hạn không vượt quá thời hạn nhận nợ bắt buộc tối đa quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.…”

Vậy trong trường hợp có nhu cầu thực hiện việc gia hạn, giãn nợ thì các bên có thể thực hiện gia hạn nhiều lần nhưng đảm bảo thời gian nhận nợ bắt buộc sau khi khoản nợ được gia hạn không vượt quá thời hạn nhận nợ bắt buộc tối đa là không quá 1/3 thời hạn cho vay trong hạn của khoản vay được bảo lãnh theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định 34/2018/NĐ-CP.

4. Thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện việc gia hạn, giãn nợ

Khi khách hàng có nhu cầu thực hiện việc gia hạn hoặc gian nợ đối với các khoản vay tín dụng, ngân hàng và đủ điều kiện để trở thành đối tượng được phép thực hiện thủ tục xin gia hạn theo quy định thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ có liên quan như sau:

– Mẫu đơn đề nghị gia hạn nợ gốc và lãi

– Giấy tờ cá nhân

– Các loại giấy tờ chứng minh tình trạng kinh tế khó khăn hoặc các rủi ro gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hiện tại chưa có đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ gốc và lãi phát sinh.

Tìm hiểu thêm: Tổ dân phố là gì? Tìm hiểu về cách tổ chức của tổ dân phố

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !