Thẻ căn cước là một loại giấy tờ tùy thân rất quan trọng và không thể thiếu của mỗi cá nhân, giấy tờ này cũng được yêu cầu phải xuất trình khi thực hiện hầu hết các thủ tục hành chính như đăng ký thường trú, kết hôn, ly hôn,…Nếu như trong trường hợp bị mất, bị hư hỏng thì cá nhân sẽ phải thực hiện việc cấp lại tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được khái niệm thẻ căn cước là gì? nội dung bài viết sau sẽ giải đáp về vấn đề này.
Thẻ căn cước là gì?
Thẻ căn cước là một loại tài liệu nhận dạng thường được sử dụng để xác minh các chi tiết của một cá nhân dưới hình thức một thẻ nhỏ, có kích thước theo một tiêu chuẩn nhất định được gọi là thẻ nhận dạng (IC).
Xem thêm: Thẻ căn cước là gì
Trên thẻ căn cước sẽ có các thông tin cơ bản của cá nhân như họ và tên, dân tộc, quốc tịch, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán và một số đặc điểm nhất định để phân biệt từng cá nhân trong xã hội như dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng của người được cấp thẻ căn cước, ngày tháng năm cấp thẻ căn cước, họ và tên chức danh và chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Mặt trước của thẻ có các thông tin như quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập-Tự do- Hạnh phúc và dòng chữ căn cước công dân in trên thẻ; có ảnh của cá nhân.
Đây là một loại giấy tờ tùy thân rất quan trọng của mỗi cá nhân tức là giấy tờ cần mang theo để chứng minh cá nhân.
Như vậy qua nội dung trên đã giải thích cho độc giả hiểu được thẻ căn cước là gì? và những thông tin được ghi trên thẻ căn cước.
Thẻ căn cước làm ở đâu?
Tìm hiểu thêm: đất tái định cư là gì
Ngoài việc nắm được khái niệm thẻ căn cước là gì?thì việc cấp thẻ căn cước ở đâu hiện nay cũng được nhiều người quan tâm. Nội dung sau sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này.
Theo quy định của Luật căn cước công dân thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước công dân và số thẻ căn cước chính là số định danh cá nhân.
Công dân phải thực hiện thủ tục đổi lại thẻ căn cước khi đủ 25 tuổi, khi đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nếu thẻ căn cước được cấp, cấp đổi hoặc cấp lại trong thời hạn là 2 năm trước độ tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Công dân có thể lựa chọn một trong những nơi sau để tiến hành thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại điều 26 của Luật Căn cước công dân:
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
Đọc thêm: Sĩ quan tại ngũ được hiểu như thế nào
– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Như vậy khi làm thủ tục cấp mới, cấp lại hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì công dân có thể thực hiện tại một trong các cơ quan đã nêu ở trên.
Các bước thực hiện cấp thẻ căn cước
Để cấp thẻ căn cước công dân thì cá nhân cần thực hiện theo trình tự như sau:
– Cá nhân sẽ điền thông tin vào tờ khai theo mẫu quy định;
– Sau đó người được giao nhiệm vụ thu thập cập nhật thông tin sẽ kiểm tra đối chiếu các thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ đó xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước;
– Tiếp đó cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thực hiện việc chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục và cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân cho người đó;
– Đến ngày hẹn và thời gian hẹn ghi trong giấy trả kết quả thì cá nhân sẽ đến nhận thẻ căn cước công dân. Nếu công dân có yêu cầu trả thẻ tại một địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải thực hiện việc trả phí dịch vụ chuyển phát.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi về vấn đề thẻ căn cước là gì?, cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ căn cước và trình tự thủ tục khi công dân cấp thẻ căn cước. Nếu có những thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ cho chúng tôi theo số 1900 6557.
Tham khảo thêm: Phòng chống tội phạm là gì