Bộ luật Dân sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng so với Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 vẫn có các bất cập trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về phương diện nội dung quy định và thực tiễn áp dụng quy định. Sau đây, bài viết này sẽ giới thiệu các bất cập trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đáng chú ý.
Trên cơ sở Bộ luật Dân sự 2005 và văn bản hướng dẫn thực hiện bộ luật này, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải bao gồm đầy đủ các yếu tố sau: (i) Có hành vi trái pháp luật; (ii) Có thiệt hại xảy ra, bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần; (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; và (iv) Có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại[1]. Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ yếu tố lỗi của người gây thiệt hại và cũng không bổ sung quy định hành vi trái pháp luật. Trong khung cảnh của văn bản luật, chúng ta có thể hiểu rằng người gây thiệt hại mặc nhiên bị suy đoán có lỗi và không được giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong phạm vi hành vi trái pháp luật. Để giải phóng trách nhiệm bồi thường thiệt hại, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phải chứng minh thiệt hại phát sinh hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Xem thêm: Bất cập trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Một trong các bất cập trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP vẫn được áp dụng trên thực tế mặc dù Bộ luật Dân sự 2005 đã hết hiệu lực. Thực tiễn áp dụng pháp luật như vậy khiến cho người bị thiệt hại khó có thể được hưởng nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bởi lẽ, người bị thiệt hại vẫn phải tiếp tục chứng minh lỗi và hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại nếu người này yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đọc thêm: Mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân
Một bất cập khác trong số các bất cập trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc xác định khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại cho người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô ý. Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định căn cứ xác định khả năng kinh tế của một người, và cũng không có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này. Do đó, việc giảm mức bồi thường thiệt hại cho người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào đánh giá, nhận định và quyết định của tòa án. Đánh giá, nhận định thiếu khách quan, hoặc không đầy đủ, chính xác sẽ gây thiệt thòi cho người bị thiệt hại hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cũng đóng góp vào các bất cập trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015. Mặc dù Bộ luật Dân sự 2015 có quy định thiệt hại khác do luật quy định trong việc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, nhưng tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng không được luật quy định là thiệt hại khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Do vậy, nếu người bị thiệt hại về sức khỏe hoàn toàn mất khả năng cấp dưỡng cho người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng, thì rõ ràng, dù đây là thiệt hại tương tự như trường hợp tính mạng bị xâm phạm nhưng người bị thiệt hại không có cơ sở pháp lý rõ ràng để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Vấn đề cuối cùng trong các bất cập trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc xác định lỗi của bên bị thiệt hại trong trường hợp bên bị thiệt hại cũng có lỗi. Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Như vậy, xác định mức độ, tỷ lệ lỗi của người bị thiệt hại là cần thiết để xác định mức bồi thường của người gây thiệt hại. Nhưng chưa có căn cứ pháp luật để xác định mức độ lỗi, tỷ lệ lỗi của người bị thiệt hại. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 không định nghĩa lỗi của người bị thiệt hại. Cụ thể, lỗi cố ý trong trách nhiệm dân sự (nói chung) có một trong các đặc điểm là gây ra thiệt hại cho người khác. Như vậy, nếu áp dụng định nghĩa lỗi nói chung, lỗi của bên bị thiệt hại có thể được suy đoán chỉ là lỗi vô ý. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra lại quy định lỗi cố ý của người bị thiệt hại là một trong những căn cứ giải phóng trách nhiệm cho bên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều này khiến bên chịu trách nhiệm bồi thường khó khăn trong việc chứng minh lỗi cố ý của bên bị thiệt hại, đặc biệt trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vô ý (như bất cẩn) của người bị thiệt hại.
Đọc thêm: Mẫu hợp đồng thi công
Trên đây là nội dung khái quát về các bất cập trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong vấn đề pháp lý liên quan các bất cập trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.
[1] Mục I.1.1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP
Mã Download: 8498