Cuộc sống hôn nhân tốt đẹp là điều mà ai cũng mong muốn và cố gắng đạt được, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như ý muốn, hôn nhân có thể đổ vỡ, chuyện ly hôn/ly dị xảy ra là điều bình thường. Vậy ly dị là gì, hiện nay pháp luật có quy định thế nào về vấn đề này? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC theo dõi chi tiết bài viết sau đây.
Xem thêm: Ly dị
Ly dị là gì
Nội dung chính
1. Ly dị là gì?
Ly dị hay là ly hôn, là thuật ngữ mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly dị là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, ly dị là căn cứ chấm dứt mối quan hệ vợ chồng đã được pháp luật thừa nhận trước đó.
2. Các trường hợp ly dị
2.1 Trường hợp ly dị theo yêu cầu của một bên
Căn cứ để ly dị:
– Vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành; và có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Ly dị trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn.
Đọc thêm: Hôn nhân một vợ một chồng
– Ly dị theo yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
2.2 Trường hợp ly dị thuận tình
Căn cứ để ly dị:
Ly dị thuận tình trong trường hợp cả hai vợ chồng thống nhất, thỏa thuận với nhau được các vấn đề:
- Chấm dứt quan hệ hôn nhân;
- Vấn đề nuôi con, cấp dưỡng cho con;
- Vấn đề chia tài sản chung vợ chồng.
3. Thẩm quyền giải quyết ly dị
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ly dị. Tuy nhiên tùy từng trường hợp khác nhau mà tòa án các cấp khác nhau có thẩm quyền giải quyết.
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên vợ chồng cư trú, làm việc là tòa án có thẩm quyền giải quyết ly dị thuận tình.
Trong trường hợp ly dị đơn phương thì tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn là vợ hoặc chồng đang cư trú, làm việc là nơi có thẩm quyền.
Lưu ý với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.
4. Hồ sơ yêu cầu giải quyết ly dị
Hiện hành, pháp luật không có quy định cụ thể về những giấy tờ yêu cầu giải quyết vấn đề ly dị. Tuy nhiên thông qua kinh nghiệm thực tế, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
Tham khảo thêm: Muốn hủy giấy đăng ký kết hôn
– Đơn yêu cầu giải quyết ly dị (đơn phương hoặc thuận tình);
– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn của vợ chồng;
– Bản sao có công chứng, chứng thực CMND, CCCD, sổ hộ khẩu của 2 bên vợ chồng;
– Bản sao giấy khai sinh của các con;
– Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ xe, sổ tiết kiệm.
– Ngoài ra còn có thể bổ sung thêm bản tự khai của con trong trường hợp cọ từ đủ 7 tuổi trở lên.
Hồ sơ này người yêu cầu giải quyết ly hôn cần chuẩn bị đầy đủ để nộp đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Trên đây là những thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi ly dị là gì mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Đọc thêm: Hướng dẫn viết đơn ly hôn bằng tay
- Hotline: 19003330
- Zalo: 0967 370 488
- Gmail: info@dichvuluattoanquoc.com
- Website: accgroup.vn