Nội dung chính
Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ở thời điểm đăng bài, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.
Sổ tạm trú KT3 là gì?
Sổ tạm trú KT3 là loại sổ xác nhận quyền tạm trú dài hạn tại một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú của công dân. Sổ KT3 không chỉ có tác dụng xác định nơi cư trú tạm thời của các cá nhân/hộ gia đình được cấp sổ tạm trú mà còn giúp cơ quan chức năng địa phương quản lý tình trạng cư trú của khu vực dân cư một cách hiệu quả.
Sổ tạm trú KT3 có thời hạn 24 tháng tính từ ngày được cấp, người dân có thể xin gia hạn thời gian tạm trú hoặc đăng ký cấp lại sổ nếu có nhu cầu tiếp tục cư trú tại thành phố. Đồng thời, công dân được cấp sổ tạm trú KT3 ở khu vực không đăng ký thường trú sẽ được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ tương đương với những công dân thường trú tại địa bàn đó.
Xem thêm: Hộ khẩu kt3 là gì
>> Bài viết liên quan: Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Sổ đỏ là gì?”
Thủ tục đăng ký sổ tạm trú KT3
Theo quy định của pháp luật, để tiến hành làm thủ tục đăng ký tạm trú KT3 thuận lợi và không mất nhiều thời gian chờ đợi, công dân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm:
- 01 Phiếu báo khai nhân khẩu (Mẫu HK01).
- 01 Phiếu báo thay đổi hộ khẩu/nhân khẩu (Mẫu HK02).
- 01 bản sao và bản gốc của CMND/CCCD hoặc giấy tờ đăng ký thường trú có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.
- Giấy chứng minh nơi ở tạm trú bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy tờ mua nhà đối với chủ hộ có nhà ở; Hợp đồng thuê nhà, báo cáo của chủ nhà đối với người đi thuê nhà.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, công dân có thể mang bộ hồ sơ đến nộp tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú để tiến hành làm thủ tục đăng ký sổ tạm trú.
Đọc thêm: C500 – chiếc nôi đào tạo các sỹ quan an ninh ưu tú
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định, xét duyệt tính pháp lý cũng như tính chính xác, hợp lệ của nội dung bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cấp sổ KT3 đã đầy đủ và hợp lệ, Công an sẽ gọi điện xác nhận và viết giấy biên nhận cho người nộp. Trường hợp hồ sơ chưa hoàn chỉnh, người khai báo sẽ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin.
Ngoài ra, công dân có thể nhận lại sổ tạm trú KT3 đã có chữ ký của Trưởng công an phường, xã, thị trấn trong vòng 3 ngày, kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hoàn chỉnh.
Lưu ý khi làm sổ tạm trú KT3
Trong trường hợp công dân được cấp sổ KT3 không sinh sống và làm việc tại địa bàn đăng ký tạm trú từ 6 tháng trở lên, cơ quan Công an địa phương sẽ xoá tên công dân đó trong sổ đăng ký tạm trú, đồng thời sổ tạm trú được cấp cũng sẽ mất hiệu lực.
Trong trường hợp muốn làm thủ tục gia hạn và tiếp tục cư trú tại thành phố, người dân phải tới cơ quan Công an đã cấp sổ cho mình trong vòng 30 ngày trước khi sổ tạm trú hết hạn. Bên cạnh đó, công dân có thể xin cấp lại KT3 nếu sổ đã hết hạn, bị thất lạc hoặc hư hỏng.
Để được xét duyệt hồ sơ làm sổ tạm trú, công dân cần đáp ứng những điều kiện sau:
- CMND/CCCD còn thời hạn.
- Tỉnh/thành phố thường trú khác với địa phương đăng ký tạm trú.
- Đối tượng đăng ký sổ KT3 là chủ sở hữu nhà/ đất ở nơi tạm trú hoặc là người thuê nhà có hợp đồng thuê nhà và có xác nhận của gia chủ.
- Thời gian sinh sống và làm việc tại nơi tạm trú tối thiểu là 30 ngày.
Tham khảo thêm: Điều tra viên là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của điều tra viên
Ngoài ra, để lựa chọn sổ tạm trú đúng với nhu cầu hiện tại, người dân có thể tham khảo sự khác nhau giữa các loại sổ KT1, KT2, KT3 và KT4, cụ thể như sau:
- KT1: Đăng ký thường trú tại địa bàn theo Sổ hộ khẩu.
- KT2: Đăng ký tạm trú tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương, áp dụng cho công dân cư trú tại cùng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương, khác quận/huyện.
- KT3: Đăng ký tạm trú và thường trú tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương khác nhau, áp dụng cho công dân sinh sống và làm việc tại địa phương khác nơi thường trú.
- KT4: Sổ tạm trú ngắn, bản chất giống sổ KT3. Thời hạn của sổ tạm trú KT4 chỉ kéo dài 6 tháng và phải cấp sổ mới hoặc tiếp tục gia hạn.
Lệ phí để đăng ký làm sổ tạm trú KT3 thông thường là 30.000đ, chi phí này có thể thay đổi phụ thuộc vào thời điểm khác nhau. Công dân sẽ phải đóng phí 15.000đ để cấp lại sổ, 10.000đ để gia hạn sổ tạm trú và nộp từ 10.000 – 30.000đ để điều chỉnh những thông tin sai trong hồ sơ.
Kết
Việc làm sổ tạm trú KT3 là điều bắt buộc đối với công dân sinh sống và làm việc tại thành phố khác với nơi thường trú của mình. Vì vậy, đối tượng thuộc trường hợp này nên hoàn thành quy trình làm sổ KT3 trong thời gian sớm nhất để được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến quy trình và thủ tục pháp lý trong lĩnh vực nhà ở, Quý khách hàng có thể truy cập tại chuyên trang Vinhomes.
Để lại thông tin tại đây
Xem thêm:
Tham khảo thêm: địa điểm kinh doanh là gì
- Phân biệt sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ
- Những thông tin quan trọng về sổ hồng đồng sở hữu
- Trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi: “Sổ hồng là gì?”