Thủ tục hồ sơ khi: – Cấp lại, đổi sổ BHXH, thẻ BHYT. – Gộp sổ BHXH. – Điều chỉnh nội dung đã ghi trên Sổ BHXH, thẻ BHYT, cụ thể như sau:
–
Xem thêm: Quy trình làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Trình tự thực hiện: Bước 1. Lập hồ sơ theo mẫu quy định bên dưới. Bước 2. Nộp hồ sơ 1. Người lao động tham gia BHXH – Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc. 2. Doanh nghiệp – Kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp. Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định. Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm sổ BHXH, thẻ BHYT
–
Xem thêm: Quy trình làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Tìm hiểu thêm: Nộp sổ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu
Thành phần hồ sơ: A – Đối với cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH: +) Đối với người lao động: 1. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: – Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS). 2. Trường hợp gộp sổ BHXH: – Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS); – Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có). 3. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, quốc tịch, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH . – Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS). – Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng như sau: a) Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và thẻ căn cước/ chứng minh thư/hộ chiếu. b) Trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc. +) Đối với Doanh nghiệp. – Xác nhận Tờ khai (TK1-TS) khi người lao động điều chỉnh thông tin nhân thân trên sổ BHXH: thông tin điều chỉnh là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận; – Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS).
–
B – Đối với cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT: 1. Người lao động tham gia BHYT: 1.1. Trường hợp cấp lại thẻ BHYT do mất, hỏng; đổi thẻ BHYT do thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: – Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) Lưu ý: Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu 1.2. Đổi thẻ BHYT do thay đổi thông tin về nhân thân, bổ sung mã nơi đối tượng sinh sống trên thẻ BHYT a) Trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân do người tham gia kê khai sai số với hồ sơ gốc: Hồ sơ kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau: – Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân có ảnh khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp như: Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên … b) Trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân do đơn vị kê khai sai số với hồ sơ của người tham gia: – Cơ quan BHXH rà soát, thông báo và phối hợp với đơn vị điều chỉnh thông tin in trên thẻ BHYT. 2. Doanh nghiệp: – Xác nhận Tờ khai (TK1-TS) khi NLĐ điều chỉnh thông tin nhân thân trên thẻ BHYT; đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận) – Lập Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS).
–
Xem thêm: Quy trình làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Đọc thêm: Vay tiền ngân hàng bằng sổ bảo hiểm xã hội
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
–
Xem thêm: Quy trình làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Cách thức thực hiện 1. Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua: – Dịch vụ bưu chính công ích – Hoặc giao dịch điện tử. Trường hợp thực hiện giao dịch điện tử: Đơn vị lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN. 2. Nhận kết quả giải quyết: – Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
–
Xem thêm: Quy trình làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Thời hạn giải quyết: 1. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH, điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi NLĐ có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho NLĐ biết. 2. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 3. Cấp lại, đổi thẻ BHYT: + Trường hợp thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. + Trường hợp không thay đổi thông tin hoặc người tham gia đang điều trị tại các cơ sở Khám chữa bệnh: trả trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Tham khảo thêm: Quy định về bảo hiểm y tế trái tuyến
III. Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN: 1. Đóng hằng tháng đối với các Doanh nghiệp: – Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng. – Doanh nghiệp trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định. ==> Chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. 2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần đối với: – Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. – Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH. 3. Địa điểm đóng BHXH: – Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. – Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc tại Công ty Mẹ