Để giữ chân NLĐ ở lại hệ thống an sinh, đã đến lúc cơ quan cần sớm điều chỉnh luật và các quy định liên quan, trong đó có việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu.
Nhiều người lao động chọn rút bảo hiểm xã hội một lần vì cuộc sống đang gặp khó khăn.
Xem thêm: Lấy bảo hiểm 1 lần
Ảnh minh họa: Phạm Thanh
Bất cập chính sách
Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin hủy sổ bảo hiểm xã hội
Theo BHXH Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm nay, cả nước đã có hơn 208.900 người hưởng BHXH 1 lần (tăng 1% so với cùng kỳ năm trước). Giai đoạn 2016-2021, đã có hơn 4,59 triệu người hưởng BHXH 1 lần, trung bình cứ 2 người tham gia BHXH có 1 người rút 1 lần và năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong nhóm hưởng BHXH 1 lần, nữ chiếm đa số, tập trung nhiều nhất ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhóm dưới 40 tuổi… Lãnh đạo BHXH Việt Nam cho hay, để giữ chân NLĐ, các nhân viên BHXH được quán triệt khi tiếp nhận hồ sơ cần giải thích, thuyết phục NLĐ bảo lưu để tiếp tục tham gia nhằm có lương hưu sau này. Tuy nhiên, nhiều NLĐ vẫn chọn rút BHXH 1 lần, cơ quan BHXH phải giải quyết theo quy định.
Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH đánh giá, nguyên nhân rút BHXH 1 lần chủ yếu ở nhóm công nhân với thu nhập thấp, không có tích lũy, nên khi mất việc đối mặt nhiều khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ hưởng BHXH 1 lần đã rơi vào số NLĐ nữ, do sức ép về nuôi con, chăm lo gia đình, việc làm biến động nhiều hơn nam. Khi đứng trước lựa chọn phải đi vay để lo cuộc sống và nhận BHXH 1 lần, NLĐ thường chọn phương án sau.
Thậm chí, nếu chưa đủ 1 năm sau khi nghỉ việc, NLĐ còn chọn biện pháp “thế chấp sổ BHXH” để nhận được ngay số tiền chỉ bằng 50-60% số tiền đáng lẽ họ được nhận. Lãnh đạo bộ trên cũng nhìn nhận, dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động doanh nghiệp, thu nhập và việc làm của NLĐ, khi đủ điều kiện liền rút BHXH 1 lần. Ngoài ra, có tình trạng doanh nghiệp cắt giảm, loại công nhân nhiều tuổi, khiến NLĐ mất việc khi chưa tới tuổi nghỉ hưu, tuổi cao khiến cơ hội kiếm việc làm mới và tiếp tục tham gia BHXH khó hơn.
Cũng theo lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, quy định đóng BHXH tối thiểu 20 năm mới được nhận lương hưu khiến nhiều NLĐ khó đạt. Chưa kể, hiện NLĐ tiếp cận nhiều thông tin không chính thống trên các trang mạng xã hội ảnh hưởng tới tâm lý và niềm tin vào hệ thống BHXH. Tỷ lệ rút BHXH tăng tạo sức ép lớn lên ngân sách nhà nước chăm lo cho hệ thống an sinh và trợ cấp người cao tuổi không có lương hưu, đặc biệt khi Việt Nam đối mặt với tốc độ già hóa dân số ngày càng nhanh (năm 2030 dự kiến có 20% dân số trên 60 tuổi).
Đọc thêm: Hệ số bảo hiểm xã hội
Cần nhanh sửa luật
Để giảm số người rút BHXH 1 lần, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa quy định theo hướng giảm số năm đóng BHXH để được nhận lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm và hướng tới còn 10 năm; bổ sung chế độ trợ cấp nuôi con nhỏ; thêm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp duy trì việc làm với NLĐ trung tuổi. Đặc biệt, bộ này còn đề xuất sửa quy định về hưởng BHXH 1 lần theo hướng chỉ cho phép rút phần NLĐ đóng góp. Bổ sung quy định NLĐ có thời gian đóng BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu không nhận BHXH 1 lần sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội sớm hơn với mức trợ cấp hàng tháng cao hơn so với những người khác.
Chuyên gia lao động – ông Phạm Minh Huân (nguyên Thứ trưởng LĐ-TB&XH) cho biết, NLĐ rút BHXH 1 lần chủ yếu ở phía Nam, một phần do tích cách người dân, một phần do nhiều khu công nghiệp, nhà máy nên NLĐ có tâm lý thích “nhảy việc”. Do tỷ lệ rút BHXH một lần luôn cao, nên từ năm 2011 tới nay dù số NLĐ tham gia BHXH có tăng nhưng chậm. Với số NLĐ mất việc về quê đợt dịch COVID-19 cuối năm 2021, có thể tỷ lệ rút BHXH 1 lần nửa cuối năm nay sẽ còn cao hơn.
“Lý do rút BHXH 1 lần có rất nhiều, nên cần điều chỉnh nhanh các chính sách liên quan, đặc biệt là sửa Luật BHXH, trong đó có giảm số năm đóng để được hưởng lương hưu. Những người đã đóng BHXH hơn 10 năm thường đã trung tuổi, họ dễ mất việc nhưng rất khó xin việc mới để đóng tiếp, nên muốn giữ chân họ ở lại hệ thống cần điều kiện hưởng lương hưu dễ hơn, và các chính sách hỗ trợ khác đi kèm”, ông Huân nói. Ông Huân cũng đề xuất tăng tuyên truyền chính sách với NLĐ, tránh tình trạng bị phản ứng như khi “xiết lại” việc rút BHXH 1 lần hồi năm 2014.
Tham khảo thêm: đóng trùng bảo hiểm xã hội ở 2 công ty