Những điểm mới về hạn mức giao đất
Về hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng, giao cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng giao cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản không quá 2 héc ta.
Xem thêm: Hạn mức đất ở hà nội
Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc thuộc nhóm đất chưa sử dụng giao cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng để trồng cây lâu năm, trồng rừng sản xuất không quá 5 héc ta.
Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất với hạn mức không quá 2 héc ta.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất để trồng cây lâu năm, trồng rừng sản xuất, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất với hạn mức không quá 5 héc ta. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vượt hạn mức quy định thì hộ gia đình, cá nhân phải chuyển sang thuê đất đối với diện tích vượt hạn mức.
Về hạn mức giao đất ở tái định cư, giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội được quy định như sau: Các phường, mức tối thiểu 30m2, mức tối đa 90m2. Các xã giáp ranh các quận và thị trấn mức tối thiểu 60m2, mức tối đa 120m2. Các xã vùng đồng bằng mức tối thiểu 80m2, mức tối đa 180m2. Các xã vùng trung du miền núi mức tối thiểu 120m2, mức tối đa 240m2. Các xã vùng miền núi mức tối thiểu 150m2, mức tối đa 300m2.
Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở đối với trường hợp đất ở có vườn ao theo quy định tại khoản 4, Điều 103 Luật Đất đai trên địa bàn thành phố như sau: Các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên 120m2. Các quận Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm 180m2. Thị xã Sơn Tây các phường 180m2, các xã 300m2. Các xã giáp ranh các quận và các thị trấn 200m2. Các xã vùng đồng bằng 300m2. Các xã vùng trung du 400m2. Các xã vùng miền núi 500m2…
Tìm hiểu thêm: Quyền của người sử dụng đất
Những loại đất nào đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đất đai
(nguồn ảnh: cafef.vn )
Các thửa đất không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận
Thửa đất đang sử dụng được hình thành trước ngày 10.4.2009 (ngày Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND có hiệu lực) có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều này và đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận. Nhà ở, công trình trên thửa đất đó phải được xây dựng theo đúng quy định.
Nếu người sử dụng đất xin tách thửa mà thửa đất được hình thành không đáp ứng các điều kiện nhưng có thể hợp với thửa đất ở khác liền kề tạo thành thửa đất mới đảm bảo đủ điều kiện thì được thực hiện đồng thời việc tách thửa và hợp thửa, được cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất mới. Nếu sau khi tách, thửa đất còn lại không đảm bảo điều kiện thì không được phép tách thửa.
Không cấp giấy chứng nhận, không làm thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với trường hợp tự tách thửa đất mà trong các thửa được tách ra có một hoặc nhiều thửa đất không đảm bảo các điều kiện theo quy định.
Những trường hợp theo luật đất đai thì không được phép tách thửa
Đọc thêm: đất nông nghiệp bao nhiêu m2 được tách sổ
Đối với quy định tách thửa đất, thành phố quy định, để được tách thửa, các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đáp ứng đủ những điều kiện như: Tại khu vực các phường, thị trấn, diện tích thửa đất không nhỏ hơn 30m2 và tại các xã còn lại là không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) theo Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND (điều 1); so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất), chiều rộng mặt tiền và chiều sâu phải từ 3m trở lên.
Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì mặt cắt ngang của ngõ đi phải từ 1m trở lên với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn, các xã giáp ranh và từ 2m trở lên với thửa đất thuộc khu vực các xã. Sau khi chia tách, thửa đất phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định. Trong đó 5 trường hợp không được phép tách thửa bao gồm:
Trường hợp thửa đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê của nhà nước, mà thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận luật đất đai chưa được người đang thuê hoàn thành theo quy định;
Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự do nhà nước sở hữu đã bán, đã tư nhân hóa nhưng nằm trong danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây trước năm 1954 trên địa bàn thành phố; đất thuộc khu vực nhà nước đã được thông báo thu hồi theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Cảm ơn quý khách đã đọc bài viết này, trong trường hợp trao đổi chi tiết thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công Ty Luật Trí Minh chúng tôi, hãy liên hệ qua email “lienhe@luattriminh.vn” hoặc Hotline 0967 370 488 (Hà Nội) và 0967 370 488 (TP.HCM).
Từ khóa liên quan:
Tham khảo thêm: Ngành Quản lý đất đai
- thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai
- thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã
- giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án
- giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
- giải quyết tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013
- trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai