Xây nhà có được làm cửa sổ nhìn sang nhà bên cạnh không? Pháp luật có quy định về các trường hợp xây nhà không được mở cửa sổ nhìn sang nhà hàng xóm khi không đáp ứng đủ các điều kiện. Việc xây dựng nhà trong khi chưa nắm rõ các quy định về mở cửa sổ có thể dẫn đến các tranh chấp không đáng có gây ảnh hưởng tới tiến độ, cũng như thẩm mỹ công trình.
Nội dung chính
Những điều cần lưu ý khi xây nhà liền kề với nhà của người khác
Khi tiến hành xây dựng nhà, chúng ta cần phải quan tâm đến các quy định của pháp luật liên quan đến công tác xây dựng. Đặc biệt là những trường hợp xây dựng nhà liền kề với nhà của người khác như:
Xem thêm: Quy định về mở cửa sổ mới nhất
- Đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng liền kề;
- Điều kiện được mở cửa sổ nhìn sang nhà liền kề;
- Bồi thường thiệt hại khi nhà liền kề bị sụt lún, nứt… do hoạt động xây dựng nhà của mình gây nên.
Việc xây nhà liền kề với một công trình bên cạnh thì cần phải tuân thủ các quy định để không làm ảnh hưởng, xâm hại đến quyền lợi của các hộ ở nhà liền kề.
Có được mở cửa sổ trổ sang nhà người khác khi xây nhà?
Theo quy định tại (Điều 178 Bộ luật Dân sự 2015) quy định về hạn chế quyền trổ cửa:
“Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng”.
Theo quy định xây nhà liền kề của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xây dựng, muốn làm cửa sổ nhìn sang nhà người khác cần có một số điều kiện như:
- Cửa sổ được mở khi không sát với ranh giới với nhà liền kề.
- Khoảng cánh giữa tường nhà mở cửa sổ với đất nhà liền kề là 2m.
- Mở cửa sổ cần có biện pháp phòng tránh nhìn trực tiếp vào nội thất nhà đối diện, kích thước phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Quy định chi thu nhập tăng thêm
Căn cứ theo quy định của quy chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng nhà ở số (QĐ 04/2008 QĐ-BXD):
- Từ tầng hai trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi
- Chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2 m
- Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh.
- Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m.
Bên cạnh đó, tại (Điểm 3, khoản 7.12.2, Điều 7.12) còn nêu:
- Trong trường hợp có thỏa thuận được mở cửa thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2 m có thể được mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà.
- Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép dưới cao hơn mặt sàn ít nhất 2 m.
- Khi thỏa thuận bị hủy bỏ, việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử
Mặt khác, theo Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ 9411 năm 2012, cụ thể tại mục 6.4.3 quy định:
“Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.”
Như vậy chúng ta có thể mở trổ cửa sổ sang phía nhà liền kề tuy nhiên phải tuân thủ các quy định về xác định khoảng cách, hướng đặt cửa theo quy định.
>>> Xem thêm: Quy định về xây dựng ban công khi xây nhà
Cách giải quyết khi phát sinh tranh chấp.
Tham khảo thêm: Quy định về mốc lộ giới đường bộ
Khi phát sinh tranh chấp liên quan đến việc lắp đặt cửa sổ ảnh hưởng nhà bên cạnh, chúng ta có thể giải quyết thông qua nhiều cách.
Hòa giải tại cơ sở:
Khi phát sinh tranh chấp trổ cửa sổ xây dựng, chúng ta ưu tiên giải quyết thông qua hòa giải, thương lượng. Chính quyền địa phương có trách nhiệm phối hợp, tiến hành hòa giải theo đúng quy định và tinh thần khi giải quyết tranh chấp.
Hòa giải trên cơ sở tự nguyện, không áp đặt , tôn trọng ý kiến của các bên.
Khởi kiện vụ án:
Khi việc hòa giải không đem lại kết quả, các bên có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.
Trong trường hợp này tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú là đối tượng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện theo quy định tại Điều 36 BLTTDS 2015.
Trình tự thủ tục được thực hiện như sau:
- Nộp đơn khởi kiện
- Tòa án thụ lý giải quyết
- Tòa án xét xử sơ thẩm
- Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có.
Trên đây là bài tư vấn liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp với nhà hàng xóm liền kề trong quá trình xây dựng nhà ở. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline để được Luật sư tư vấn, giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
Scores: 4.52 (17 votes)
Tham khảo thêm: Quy định đền bù hành lang lưới điện