Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng là một trong những vấn đề được đông đảo người dân quan tâm đến bởi xuất phát từ nhu cầu như học tập, làm việc, công tác nên nhiều người phải di chuyển đến một các khu vực khác nhau sinh sống nhằm đáp ứng thuận tiện, phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Vậy làm sao để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú nhanh, dễ dàng, chính xác không tốn nhiều công sức? Cách hoàn thành Đơn xin xác nhận tạm trú như thế nào? Luật Hoàng Phi mời Khách hàng cùng tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu thêm quy định pháp luật.
Xem thêm: Mẫu đơn tạm trú tạm vắng
Nội dung chính
Đơn xin xác nhận tạm trú là gì?
Đơn xin xác nhận tạm trú là mẫu đơn được sử dụng khi công dân thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan công an xã, phường, thị trấn địa phương.
Thực chất hiện nay chưa có mẫu đơn quy định xác nhận tạm trú, mà khi công dân muốn xin xác nhận thì trước tiên công dân phải đi thực hiện thủ đăng ký tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền, sau đó cơ quan sẽ cung cấp cho công dân các mẫu tờ khai theo quy định và công dân phải hoàn tất biểu mẫu và nộp các hồ sơ kèm theo để được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Việc công dân thực hiện thủ tục làm tạm trú sẽ hỗ trợ Nhà nước trong vấn đề quản lý dân cư, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội.
Không những thế việc đăng ký tạm trú còn giúp đảm bảo quyền lợi của công dân khi thực hiện các giao dịch vay vốn ngân hàng, rút bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm y tế…trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Đồng thời việc đăng ký tạm trú đúng quy định sẽ giúp công dân không bị xử lý vi phạm hành chính theo nghị định 167 năm 2013 của chính phủ.
Chính vì vậy, mỗi công dân cần nên ý thức rằng việc thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng không chỉ mang ý nghĩa với cơ quan Nhà nước mà còn đóng vai trò không hề nhỏ trong đời sống của công dân.
Khi nào phải đăng ký tạm trú?
Theo quy định tại Luật cư trú, người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.
Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đã đăng ký tạm trú thì người đó sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú
Đơn xin xác nhận tạm trú xin ở đâu?
Pháp luật hiện nay, tại Luật cư trú có quy định: trong vòng 30 ngày, kể từ ngày công dân chuyển đến chỗ ở mới phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp, công dân đó đã đăng ký tạm trú nhưng lại không tiếp tục sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đăng ký thì người đó sẽ bị xóa tên khỏi sổ đăng ký tạm trú.
Lưu ý: Công dân thuộc trường hợp đăng ký thường trú, Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới 30 ngày thì không thuộc trường hợp đăng ký tạm trú, song một số trường hợp vẫn phải đăng ký lưu trú.
Hiện nay để xin được có được mẫu đơn xin xác nhận tạm trú, hay để thực hiện xin các biểu mẫu thực hiện hồ sơ đăng ký thì công dân ra trực tiếp công an xã, phường, thị trấn nơi công dân tạm trú để xin mẫu làm thủ tục.
Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất
Như đã nhắc đến ở trên, hiện tại chưa có quy định về hồ sơ thực hiện Đơn xin tạm trú nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn Khách hàng thực hiện hồ sơ đăng ký tạm trú theo các bước cụ thể để công dân dễ thực hiện nhất:
Bước 1:Những hồ sơ đăng ký tạm trú cần chuẩn bị:
– Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của người đăng ký tạm trú;
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Trường hợp thuê nhà, mượn nhà hoặc ở nhờ cần có sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.
– Giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Đọc thêm: Mẫu dấu công văn đến theo thông tư 01
– 02 Ảnh 3 x 4cm
– Bản sao hổ hộ khẩu gia đình
– Giấy đăng ký kết hôn (bản sao) nếu có vợ/chồng đăng ký kèm
– Giấy khai sinh con (bảo sao) nếu có con đăng ký kèm
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tạm trú
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú hoàn chỉnh công dân đến nộp hồ sơ tại công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu với các quy định của pháp luật đang hiện hành về việc cư trú.
Trường hợp hồ sơ đăng ký tạm trú đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành viết biên nhận trao cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ, giấy tờ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần, biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa chính xác, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú có trách nhiệm hướng dẫn người đến nộp hồ sơ chỉnh sửa và bổ sung. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Thời gian để công dân được đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú là 2 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ.
Bước 3: Đến nhận kết quả đăng ký tạm trú theo hẹn
Trường hợp được giải quyết thủ tục đăng ký tạm trú thì nộp lệ phí và nhận sổ tạm trú. Trường hợp không được giải quyết thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng thì sẽ nhận lại bộ hồ sơ đăng ký đã nộp, kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ, nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận vào hồ sơ theo dõi.
Lưu ý: Mặc dù pháp luật chưa có quy định về thủ tục thực hiện đơn xin xác nhận tạm trú, song thực tế chúng tôi thấy ở nhiều địa phương khi muốn đăng ký tạm trú thì công dân vẫn cần thực hiện đơn xin xác nhận tạm trú , mang kèm theo chứng minh thư nhân dân cùng sổ hộ khẩu ra công an để xin xác nhận.
Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú 2022
Mặc dù pháp luật hiện nay chưa có quy định về mẫu đơn xin xác nhận tạm trú năm 2021, song dựa trên những gì chúng tôi tham khảo cũng như các thông tin mà nhiều công dân đã từng thực hiện và phản hồi lại cho Luật hoàng Phi thì chúng tôi thấy mẫu đơn xin xác nhận sẽ gồm các nội dung về:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm xin xác nhận tạm trú;
– Kính gửi
– Thông tin cá nhân của người cần xin xác nhận tạm trú: họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại…
– Mục đích viết đơn xin xác nhận dùng để làm gì
– Trong thời gian tạm trú tại xin hứa thực hiện tốt các nội quy, quy định về an ninh trật tự của địa phương. Nếu tôi vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
– Xác nhận của cơ quan công an nơi tạm trú;
– Chữ ký của người làm đơn xin xác nhận tạm trú.
Tải (Download) Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú 2022
Hướng dẫn cách ghi đơn xin xác nhận tạm trú
– Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn nơi mà người làm đơn muốn xin đăng kí tạm trú ở địa phương đó
– Tôi tên là: Họ tên đầy đủ của người làm đơn
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin trình bày sự việc
– Ngày sinh: Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người làm đơn
– Số CMND/Căn cước công dân……. Cấp tại:…………. Ngày:…….: Ghi rõ ràng, cụ thể theo đúng CMND
– Địa chỉ thường trú: Địa chỉ trên sổ hộ khẩu của người làm đơn
– Nay tôi làm đơn này kính mong Ban Công an xã/ phường/ thị trấn xác nhận cho tôi đã tạm trú tại ……………từ ngày…..tháng …. năm ….đến ngày….tháng ….năm……: Ghi nơi mà người làm đơn xin đăng kí tạm trú và ghi rõ tạm trú tại địa phương đó từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
– Lý do: ghi rõ ràng, cụ thể lý do xin xác nhận tạm trú, Ví dụ: Học tập, sinh sống, làm việc… ghi rõ địa chỉ hoặc tên công ty.
– Người làm đơn: Kí và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài
Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài là việc người nước ngoài được người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của khách sạn; doanh nghiệp, nhà khách; khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập; …. Khai báo tạm trú với công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.
Theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 quy định, chủ khách sạn, nhà khách… có người nước ngoài tạm trú phải khai báo trong thời hạn 12 giờ; với các cơ sở vùng sâu vùng xa thì thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến địa điểm này.
Hiện nay Có 02 hình thức dùng để khai báo tạm trú cho người nước ngoài:
– Khai báo qua mạng tại Trang thông tin điện tử
– Khai báo bằng Phiếu khai báo tạm trú
Với Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài công dân có thể sử dụng theo Mẫu (Form) NA17 Ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05 tháng 01 năm 2015. Cụ thể các thông tin công dân cần thực hiện như sau:
– Tên Cơ sở lưu trú: cần ghi rõ Cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng, hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật, kèm theo địa chỉ, số điện thoại cụ thể của cơ sở này.
– Ngày tháng năm thực hiện phiếu khai báo tạm trú;
– Kính gửi đến cơ quan có thẩm quyền là công an xã phường thị trấn nơi người nước ngoài đang tạm trú;
– Thông tin cá nhân của người nước ngoài đang có nhu cầu đăng ký tạm trú, phần thông tin này khi điền Người khai báo cần chú ý:
+ Ghi rõ số, loại hộ chiếu thuộc hộ chiếu phổ thông, công vụ…
+ Loại, thời hạn, số, ngày cấp, cơ quan cấp thị thực cần ghi rõ nếu nhập cảnh theo diện miễn thị thực thì ghi “Miễn thị thực”; nhập cảnh bằng giấy tờ khác thì ghi rõ theo thứ tự: loại giấy tờ (thị thực, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực, thẻ ABTC), số, thời hạn, ngày cấp, cơ quan cấp.
+ Ngày, cửa khẩu nhập cảnh cần Ghi ngày, tháng, năm, cửa khẩu nhập cảnh lần gần nhất;
– Đại diện cơ sở lưu trú phải ký và ghi rõ họ tên, chờ xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền.
Tải (Download) Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài
Trên đây là một số chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Đơn xin xác nhận tạm trú cùng các thủ tục liên quan. Khách hàng quan tâm, tìm hiểu các nội dung về bài viết có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để nhận được hỗ trợ.
Tìm hiểu thêm: Biên bản giải quyết vụ việc