logo-dich-vu-luattq

Nữ bao nhiêu tuổi được kết hôn

Đăng ký kết hôn được định nghĩa là việc người nam và người nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trên pháp luật và được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quan hệ hôn nhân đó. Tuy nhiên, luật hôn nhân nam nữ bao nhiêu tuổi và đăng ký kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

  • Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
  • Luật hôn nhân đồng giới ở việt nam 2020 được chấp thuận hay không?
  • Độ tuổi đăng ký kết hôn đối với nam và nữ mới nhất năm 2021

Các điều kiện kết hôn

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các điều kiện kết hôn bao gồm:

Xem thêm: Nữ bao nhiêu tuổi được kết hôn

  1. Người nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  2. Việc kết hôn giữa nam và nữ được xác lập trên cơ sở tự nguyện quyết định;
  3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.

Như vậy, một trong những điều kiện để nam nữ kết hôn là độ tuổi, đối với nam giới phải đủ 20 tuổi mới được phép kết hôn với vợ và phụ nữ phải đủ 18 tuổi mới được phép lấy chồng

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là để xác luật hôn nhân nam nữ bao nhiêu tuổi?

Luật Inslaw sẽ giải thích một cách đơn giản như sau:

Ví dụ nam sinh ngày 20/04/2000. Đến ngày 01/02/2020, người nam đó vẫn chưa đủ 20 tuổi. Phải đến ngày 20/04/2020 mới đủ tuổi để tiến hành đăng ký kết hôn đây được gọi là đủ 20 tuổi. Đối với nữ, sinh ngày 20/10/2002. Đến ngày 20/10/2020, người nữ đó mới đủ 18 tuổi.

Tìm hiểu thêm: Ly hôn đơn phương là gì

Nếu cá nhân là người Việt Nam muốn kết hôn với cá nhân là người nước ngoài, thì cũng cần đáp ứng quy định về độ tuổi cũng theo quy định pháp luật nước mà cá nhân đó có quốc tịch. Ví dụ như người nữ mang quốc tịch Việt Nam tính đến thời điểm đăng ký kết hôn là đủ 19 tuổi và nam mang quốc tịch Anh đã đủ 19 tuổi. Theo quy định của pháp luật tại Anh thì hai người này hoàn toàn đủ độ tuổi được tiến hành đăng ký kết hôn, do vậy nếu hai người đăng ký kết hôn bên Anh thì đã đủ điều kiện về độ tuổi.

Cần lưu ý phân biệt rõ khái niệm “từ X tuổi” và “từ đủ X tuổi”. Ví dụ trẻ mới sinh có thể coi là từ 1 tuổi, còn để xác định là từ đủ 1 tuổi thì phải sau 1 năm kể từ ngày sinh thì mới được coi là đủ 1 tuổi theo quy định.

Việc quy định về độ tuổi kết hôn này đã có sự thay đổi so với luật cũ là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Có sự thay đổi này là nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó, Bộ luật Dân sự quy định rõ người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Do vậy, khi tiến hành xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự phải được sự cho phép của người đại diện theo pháp luật. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được coi là có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Nếu vẫn giữ nguyên quy định của luật cũ là cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn sẽ tạo ra sự không hợp lý, thiếu đồng bộ, có sự mâu thuẫn và làm hạn chế một số quyền nhân thân của người nữ khi xác lập các giao dịch, ví dụ như quyền yêu cầu ly hôn thì phải có người đại diện.

Chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định nhưng chung sống với nhau như vợ chồng.

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đinh 2014, chung sống như vợ chồng được định nghĩa là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

Tham khảo thêm: Các điều khoản khi ly hôn

Xét về định nghĩa tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn.

Như vậy, tảo hôn có thể được hiểu là việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn. Khi hai người chung sống như vợ chồng nhưng dưới độ tuổi kết hôn do luật định, tức là hai bên nam nữ chung sống như vợ chồng, đồng thời một hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Do đó, việc hai vợ chồng không tổ chức đám cưới mà vẫn chung sống với nhau khi chưa đủ tuổi để kết hôn vẫn được gọi là tảo hôn.

Hành vi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đã quy định mức phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, cụ thể như sau:

  • Đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • Đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng .

Khách hàng có nhu cầu tư vấn cụ thể hơn về quy định của pháp luật liên quan tới hôn nhân và gia đình, vui lòng liên hệ hotline: 0967 370 488 để nhận được bản tư vấn chi tiết nhất.

Bạn đang xem bài viết “Luật hôn nhân nam nữ bao nhiêu tuổi? Quy định thế nào?” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

Đọc thêm: Làm giấy đăng ký kết hôn bao lâu thì có

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !