logo-dich-vu-luattq

Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai

Hành vi lấn chiếm đất để thực hiện các mục đích riêng như xây nhà, xây hàng rào, trồng cây,… là thực trạng rất phổ biến hiện nay. Chính vì vậy mà thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa các chủ đất cạnh nhau. Vì vậy, khi đất bị lấn chiếm cần phải biết đến quy trình xử lý lấn chiếm đất đai.

Câu hỏi của khách hàng: Tôi và chị N là bạn bè của nhau. Trước khi đi ra nước ngoài sinh sống, tôi có mua một mảnh đất cạnh nhà chị N. Đất tôi mua đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên của tôi và đã được đo đạc rõ ràng. Nay tôi trở về thì thấy nhà chị N đã xây hàng rào và có lấn chiếm sang phần đất nhà tôi. Tôi có hỏi nhưng chị N lại tránh né, không trả lời. Và trước khi xây tường rào thì tôi không hề nhận được một thông tin nào từ chị N. Xin quý công ty tư vấn giúp tôi trong trường hợp này tôi nên làm gì? Xin chân thành cảm ơn.

Xem thêm: Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai

1. Hành vi lấn chiếm đất đai là gì?

Theo quy định của pháp luật tại Điều 3 Nghị định 91/2019 của Chính phủ thì:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai không sổ đỏ

2. Xác định mức xử phạt trong quy trình xử lý lấn chiếm đất đai

Trong trường hợp trên của anh/chị, có thể thấy chị N đã có hành vi lấn đất đối với đất do anh/chị sở hữu. Theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì hành vi lấn chiếm đất đai là một trong những hành vi bị cấm. Vì thế, phải thực hiện quy trình xử lý lấn chiếm đất đai.

Để xác định mức xử phạt hợp lý, chính xác, cần xác định rõ đất hiện tại của anh/chị là đất ở nông thôn hay đô thị cũng như diện tích phần đất bị lấn là bao nhiêu.

Theo khoản 1 Điều 14 NĐ 91/2019/NĐ-CP quy định:

“1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

Tìm hiểu thêm: Trích lục bản đồ địa chính là gì? Tại sao phải trích lục thửa đất?

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.”

Khoản 4 Điều 14 NĐ 91/2019 lại quy định về trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

“a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.”

Ngoài ra khoản 5 Điều 14 NĐ 91/2019 còn làm rõ về mức xử phạt giữa đất ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị, rằng: “Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.”

Như vậy, cần lưu ý, nếu hành vi lấn, chiếm đất là đất tại khu vực đô thị thì mức xử phạt phải được gấp đôi mức xử phạt thông thường.

3. Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai khi xảy ra tranh chấp

Để bảo vệ thực thi quyền sử dụng đất, chủ sở hữu cần thực hiện các phương thức bảo vệ sau:

+ Tiến hành hòa giải, thương lượng với người có hành vi lấn chiếm đất đai. Theo pháp luật quy định, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

+ Hoặc tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì bạn có thể thực hiện khởi kiện đến Tòa án căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013.

4. Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai về mặt dân sự

Tham khảo thêm: Lưu ý khi công chứng nhà đất

Theo quy định tại Điều 164, 166, 169, 170 Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản (ở đây là đất bị lấn chiếm) có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trên đây là những phân tích cho tình huống của anh/chị về hành vi lấn chiếm đất. Tùy thuộc vào từng chi tiết cụ thể cũng như số đo diện tích bị lấn chiếm khác nhau thì mức xử phạt trong quy trình xử lý lấn chiếm đất đai khác nhau. Vì vậy, nếu chưa nắm rõ về cách thức xử phạt cũng như còn những thắc mắc khác, vui lòng tham khảo các bài viết khác của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn. Trân trọng!

Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn đất đai và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật của chúng tôi. Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 0967 370 488 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Tham khảo thêm: Những điểm cần lưu ý trong thủ tục cầm cố nhà đất năm 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !