logo-dich-vu-luattq

Tham nhũng là gì ? Quy định pháp luật về tham nhũng

1. Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Trong luật hình sự Việt Nam, nhiều hành vi tham nhũng cụ thể như hành vi tham ô, nhận hối lộ… đã được quy định tương đối sớm.

Xem thêm: Khái niệm tham nhũng

2. Chủ thể của tội tham nhũng

Chủ thể thực hiện tội phạm tham nhũng không chỉ trong khu vực Nhà nước, những người có chức vụ trong khi thực hiện công vụ mà còn mở rộng sang khu vực ngoài Nhà nước. Những người này bao gồm: cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan đơn vị quân đội nhân dân, cơ quan đơn vị công an nhân dân. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp, cán bộ xã, phường, thị trấn.

Tội phạm về chức vụ ở khu vực ngoài Nhà nước áp dụng đối với 4 tội danh là: “Tội tham ô tài sản”, “Tội nhận hối lộ”, “Tội môi giới hối lộ” và “Tội đưa hối lộ”. Trong đó, tội danh tham nhũng có hai tội là: “Tội tham ô tài sản” quy định tại khoản 6, Điều 353 và “Tội nhận hối lộ” quy định tại khoản 6, Điều 354. Luật này cũng bổ sung việc xử lý hình sự đối với hành vi hối lộ công chức nước ngoài, công chức các tổ chức quốc tế công. Đồng thời mở rộng nội hàm “của hối lộ” cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo quy định của BLHS năm 1999, “của hối lộ” chỉ bao gồm tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá được bằng tiền. BLHS năm 2015 đã bổ sung “lợi ích phi vật chất” vào các cấu thành định tội đối với tội nhận hối lộ, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Hành vi đưa hối lộ được quy định cụ thể hơn: “Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ” (Điều 354, khoản 1).

Luật mới bổ sung cấu thành tăng nặng định khung hình phạt đối với một số tội, quy định cụ thể các tình tiết định tội, định khung hình phạt. Ví dụ như Điều 353 tội tham ô tài sản, bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự: Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội…

>&gt Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên facebook ?

3. Các loại tội phạm tham nhũng

Căn cứ Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:

– Tội tham ô tài sản (Điều 253);

– Tội nhận hối lộ (Điều 354);

– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355);

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356);

– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357);

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358);

– Tội giả mạo trong công tác (Điều 359).

>&gt Xem thêm: Tham nhũng thường biểu hiện dưới các hình thức nào ? Nguyên nhân dẫn đến hành vi tham nhũng ?

4. Những hành vi bị coi là tham nhũng

Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các hành vi tham nhũng gồm:

– Tham ô tài sản;

– Nhận hối lộ;

Tham khảo thêm: YÊU THẾ NÀO LÀ SỚM ? YÊU THẾ NÀO LÀ TỘI ?

– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

>&gt Xem thêm: Tham nhũng là gì ? Quy định pháp luật về tham nhũng

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

– Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

– Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Theo Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

“ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng”.

“ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

“ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện”.

Căn cứ vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên có nhiều vụ án tham nhũng thực hiện cách đây 10 hoặc 15 năm đến năm 2019 mới bị khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can để thực hiện điều tra, xử lý.

Việc quy định trong BLHS các tội phạm về tham nhũng cho thấy Đảng và nhà nước Việt Nam coi trọng việc đấu tranh với người tham nhũng như người phạm tội khác trong BLHS hiện hành.

Trong thời gian thi hành BLHS năm 2015, có nhiều người phạm tội về tham nhũng bị phát hiện, bị xét xử taị Tòa án, nhưng phạm tội về tham nhũng không giảm và diễn biến phức tạp hơn, thậm chí tội phạm chính là những người có thẩm quyền giám sát, thanh tra, kiểm tra hành vi tham nhũng.

>&gt Xem thêm: Tham ô là gì ? Tham nhũng là gì ? Ví dụ về tham ô tài sản

5. Tội tham ô tài sản

Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 thì Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này (từ Điều 353 đến Điều 359), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện (Điều 12, Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015) với lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015).

Khách thể : là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Vì vậy, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi Tội tham ô tài sản là rất cấp bách và cần thiết.

Tham khảo thêm: Biên bản là gì? Những điều cơ bản nhất về biên bản hiện nay

Hành vi tham ô tài sản đã tác động đến tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý. Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

Mặt khách quan : Hành vi khách quan của Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng.

Người tham ô tài sản thuộc 01 trong 03 trường hợp sau đây mới phạm tội tham ô tài sản:

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản mà còn vi phạm.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Người nào tuy tham ô tài sản nhưng trị giá dưới 2.000.000 đồng và chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, cũng chưa bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác hoặc tuy đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác nhưng đã được xóa án tích thì không phạm tội tham ô tài sản.

>&gt Xem thêm: Tác hại của tham nhũng đối với nền kinh tế hiện nay

Nếu người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng, tuy trước đó họ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản bằng một trong những hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà nước hoặc theo quy định trong Điều lệ của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhưng đã hết thời hạn được xoá kỷ luật thì cũng không phạm tội tham ô tài sản.

Nếu người phạm tội tuy có ý định chiếm đoạt 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng chưa chiếm đoạt được thì hầu như họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là tham ô tài sản.

Chủ thể : Chủ thể của Tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12, Điều 21 BLHS năm 2015). Đối với Tội tham ô tài sản các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội. Sự khác nhau giữa Tội tham ô tài sản với các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt cũng chính là sự khác nhau về các dấu hiệu chủ thể của tội phạm.

6. Thu hồi tài sản tham nhũng

Một vấn đề trong đấu tranh chống tham nhũng được nhiều người quan tâm đó là việc thu hồi tài sản bị người tham nhũng chiếm đoạt.

Vấn đề này, phương tiện thông tin đại chúng chỉ đưa tin số người tham nhũng bị trừng trị trong từng vụ án và số tài sản bị người tham nhũng chiếm đoạt. Còn việc tài sản bị chiếm đoạt có thu lại được hay không và thu lại được bao nhiêu thì người dân không được biết. Tìm hiểu vấn đề này, cho đến nay chưa có quy định nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định việc báo cáo hàng năm về kết quả thu hồi tài sản bị người tham nhũng chiếm đoạt.

Để góp phần vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa vào kế hoạch công tác hàng năm những đề như sau:

-Tiếp tục tuyên truyền pháp luật về tội tham nhũng.

-Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế báo cáo về tình hình chống tham nhũng.

>&gt Xem thêm: Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành

-Các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở địa phương và trung ương có báo cáo kết quả giải quyết các vụ án về tham nhũng có số liệu về số vụ đã giải quyết, số tài sản bị người tham nhũng chiếm đoạt, số tài sản bị chiếm đoạt đã thu hồi, số tài sản còn phải thu hồi.

-Các cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương ở trung ương có báo cáo kết quả thi hành án dân sự đối với người phạm tội tham nhũng. Có số liệu về số tài sản tham nhũng đã thi hành được số tài sản tham nhũng còn phải thi hành.

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

Đọc thêm: Nợ là gì? Các hình thức nợ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !