logo-dich-vu-luattq

Phân biệt bị can và bị cáo trong tố tụng hình sự

1. Bị can, bị cáo là gì?

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bị can, bị cáo được quy định như sau:

– Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (khoản 1 Điều 60).

Xem thêm: Bị can là gì

– Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (khoản 1 Điều 61).

Phân biệt bị can và bị cáo trong tố tụng hình sự

Phân biệt bị can và bị cáo trong tố tụng hình sự (Ảnh minh họa)

2. Điểm khác nhau giữa bị can và bị cáo trong tố tụng hình sự

Tiêu chí

Bị can

Bị cáo

Cơ sở pháp lý

Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự

Đọc thêm: đạo đức nghề nghiệp là gì

Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự

Khái niệm

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

Giai đoạn tham gia tố tụng

Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố

Giai đoạn xét xử

Quyền

– Được biết lý do mình bị khởi tố;

– Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác;

– Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Tham khảo thêm: Tín chấp là gì ? Phân tích các đặc điểm của tín chấp ?

– Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác;

– Tham gia phiên tòa;

– Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

– Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

– Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

– Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ

– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

– Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Tìm hiểu thêm: TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !