Nội dung chính
1. Định nghĩa
Nghỉ bù là gì? Theo Bộ luật Lao động năm 2019, trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Ngoài ra nếu như ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp với ngày nghỉ lễ đó.
Như vậy, chế độ nghỉ bù của người lao động có hai dạng: nghỉ bù sau khi làm thêm giờ và nghỉ bù ngày lễ.
Xem thêm: Quy định nghỉ bù ngày lễ
Theo đó, có thể hiểu đơn giản nghỉ bù là một chế độ nghỉ ngơi của người lao động, trong đó người lao động sẽ được nghỉ bù trong một khoảng thời gian nhất định sau khi làm thêm giờ hoặc trong trường hợp ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
Nghỉ bù ngày lễ
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 thì nếu như ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết (Như Quốc khánh 2/9, Tết dương lịch, Ngày Chiến Thắng,…) thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp với ngày nghỉ lễ đó.
Theo đó, có thể hiểu nghỉ bù ngày lễ là một chế độ nghỉ ngơi của người lao động, trong đó người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp của ngày nghỉ lễ nếu như ngày nghỉ lễ đó trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
Ví dụ: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) trùng vào ngày chủ nhật, người lao động sẽ được nghỉ thêm 01 ngày kế tiếp là ngày thứ hai. .
Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ tết, người lao động sẽ được hưởng 300% lương chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ tết đó (theo điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019). Còn nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù của ngày lễ tết đó thì sẽ được tính theo lương của ngày nghỉ hằng tuần (tuỳ theo hợp đồng lao động, quy chế của doanh nghiệp, thoả ước lao động tập thể,…)
2.Những trường hợp người lao động được nghỉ bù
>> Xem thêm: Danh mục nghề và công việc cấm đi làm việc ở nước ngoài ?
Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ quy định duy nhất một trường hợp người lao động được nghỉ bù tại khoản 3 Điều 111 như sau:
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ, Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần. Lúc này, người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần đó vào các ngày làm việc tuần kế tiếp.
Trước đây, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, ngoài trường hợp này, người lao động lao động sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng còn được bố trí nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Tuy nhiên văn bản này đã hết hết hiệu lực từ ngày 01/02/2021 và không có quy định thay thế.
3.Cách tính lương khi đi làm trong ngày nghỉ bù
Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương khi đi làm vào ngày nghỉ bù như sau:
3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, trường hợp đi làm vào ngày nghỉ bù, người lao động sẽ được trả tính lương như khi làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần.
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động được xác định như sau:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
Tham khảo thêm: Quy định nhà cấp 4 mới nhất
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
>> Xem thêm: Tư vấn về chế độ thai sản khi đi làm trở lại sau sinh ?
Theo quy định này, tiền lương đi làm ngày nghỉ bù trả cho người lao động được tính như sau:
– Làm việc vào ban ngày: Được trả ít nhất 200% lương của ngày làm việc bình thường.
– Làm việc vào ban đêm: Được trả ít nhất 270% lương của ngày làm việc bình thường.
Ví dụ: Anh A. làm việc tại Công ty TNHH B. được trả lương 300.000 đồng/ngày. Dịp lễ 30/4 và 01/5/2022, anh A. được nghỉ 04 ngày từ 30/4/2022 đến hết ngày 03/5/2022. Anh A. nghỉ 02 ngày đầu và đăng ký đi làm thêm vào ngày 03/05 và 04/05
Theo đó, tiền lương làm việc vào 2 ngày đi làm của anh A. được tính như sau: 200% x 300.000 đồng/ngày = 600.000 đồng/ngày.
=> 600.000 x 2= 1.200.000 đồng
4. Tiền lương thêm giờ khi ngày lễ trùng ngày nghỉ hằng tuần
Khoản 3 Điều 111 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, nếu tính cả lương khi nghỉ, người lao động đi làm vào 5 ngày Tết Nguyên đán sẽ được trả lương như sau: Nếu làm việc vào ban ngày nhận ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường; còn làm việc vào ban đêm nhận ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.
>> Xem thêm: Đơn xin phép đi làm việc trễ 60 phút hưởng nguyên lương mới nhất
5. Tiền lương thêm giờ vào ban đêm
Theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.
Trường hợp doanh nghiệp bố trí người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019, còn phải trả thêm cho người lao động 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định tại khoản 3 Điều 98 của Bộ Luật Lao động năm 2019.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì phải trả tiền lương làm thêm giờ như sau:
Giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của người lao động là A thì:
– Đối với lao động hưởng lương tháng, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất sẽ là:
Đọc thêm: Quy định về nợ quá hạn
300%A + 30% A + 20% x (300%A) = 390%A
– Đối với lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390%A, người lao động còn được trả tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.
6. Người lao động có buộc phải đi làm ngày lễ ?
>> Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân đối với sinh viên đi làm bán thời gian tại doanh nghiệp ?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các ngày lễ, Tết. Trường hợp đi làm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ được tính là làm thêm giờ.
Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động quy định về điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ như sau:
Phải được sự đồng ý của người lao động;
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng;
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, người lao động không bắt buộc phải đi làm ngày lễ. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng lao động làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý.
Tuy nhiên, Điều 108 Bộ luật Lao động cũng liệt kê một số trường hợp người lao động không được từ chối làm thêm giờ, đó là thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp trên
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ
Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến:1900.6162
>> Xem thêm: Đi làm trong thời gian nghỉ thai sản có được trả lương ?
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật Minh Khuê
Tham khảo thêm: Quy định chung của công ty
Tham khảo thêm: Quy định chung của công ty