1. Biển báo cấm là gì?
Theo quy định tại Khoản 15.1 Điều 15 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì: “15.1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.”
Xem thêm: Biển báo cấm là gì
Như vậy, từ quy định trên có thể hiểu rằng, biển báo cấm là một loại biển báo biểu thị các điều cấm người tham gia giao thông không được vi phạm khi tham gia giao thông. Nếu vi phạm các điều cấm này, người tham gia giao thông sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm của biển báo cấm
– Hình dáng: Có dạng hình tròn.
– Màu sắc: viền đỏ, nền màu trắng.
– Hình vẽ, biểu tượng trên biển báo: trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt. Chữ viết và biểu tượng trên biển tuân thủ theo quy định tại Điều 17 và các phụ lục trong Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT.
– Kích thước: Đường kính ngoài của biển báo 70cm; Chiều rộng của mép viền đỏ 10cm; Chiều rộng của vạch đỏ 5cm. Tùy theo biển báo ở vị trí các loại đường sẽ có hệ số kích thước biển báo khác nhau. Ví dụ như: đường cao tốc hệ số 2; đường đôi ngoài đô thị: 1,8; đường ô tô thông thường 1,25; đường đô thị: 1; Đối với các đường cấp kỹ thuật thấp (đường cấp V, cấp VI hoặc chưa vào cấp), đường giao thông nông thôn tùy theo quy mô và điều kiện khai thác mà vận dụng các hệ số kích thước là: 1,25; 1,00 hoặc 0,75;…
3. Vai trò của biển báo cấm trong giao thông
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.
Việc đặt những biển báo cấm tại các vị trí hợp lý góp phần đáng kể vào việc nâng cao tính trật tự, an toàn khi tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.
4. Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm
26.1. Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm) với tên các biển như sau:
– Biển số P.101: Đường cấm;
– Biển số P.102: Cấm đi ngược chiều;
– Biển số P.103a: Cấm xe ô tô;
– Biển số P.103 (b,c): Cấm xe ô tô rẽ trái; Cấm xe ôtô rẽ phải;
– Biển số P.104: Cấm xe máy;
– Biển số P.105: Cấm xe ô tô và xe máy;
– Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ô tô tải;
– Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm;
– Biển số P.107: Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải;
– Biển số P.107a: Cấm xe ô tô khách;
Tìm hiểu thêm: Niêm phong là gì ? Khái niệm niêm phong vật chứng được hiểu như thế nào ?
– Biển số P.107b: Cấm xe ô tô taxi;
– Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc;
– Biển số P.108a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc;
– Biển số P.109: Cấm máy kéo;
– Biển số P.110a: Cấm xe đạp;
– Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ;
– Biển số P.111a: Cấm xe gắn máy;
– Biển số P.111 (b) hoặc (c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy);
– Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xích lô);
– Biển số P.112: Cấm người đi bộ;
– Biển số P.113: Cấm xe người kéo, đẩy;
– Biển số P.114: Cấm xe súc vật kéo;
– Biển số P.115: Hạn chế trọng tải toàn bộ xe cho phép;
– Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe (trục đơn);
– Biển số P.117: Hạn chế chiều cao;
– Biển số P.118: Hạn chế chiều ngang xe;
– Biển số P.119: Hạn chế chiều dài xe;
– Biển số P.120: Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ moóc;
– Biển số P.121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe;
– Biển số P.123 (a,b): Cấm rẽ trái; Cấm rẽ phải;
– Biển số P.124 (a,b): Cấm quay đầu xe; Cấm ô tô quay đầu xe;
– Biển số P.124 (c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe;
– Biển số P.124(e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;
– Biển số P.125: Cấm vượt;
Tìm hiểu thêm: Đất nông nghiệp là gì ? Có được xây nhà ở trên đất nông nghiệp ?
– Biển số P.126: Cấm xe ô tô tải vượt;
– Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép;
– Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;
– Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường;
– Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường;
– Biển số DP.127: Biển hết tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép;
– Biển số P.128: Cấm sử dụng còi;
– Biển số P.129: Kiểm tra;
– Biển số P.130: Cấm dừng xe và đỗ xe;
– Biển số P.131 (a,b,c): Cấm đỗ xe;
– Biển số P.132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp;
– Biển số DP.133: Hết cấm vượt;
– Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép;
– Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm;
– Biển số P.136: Cấm đi thẳng;
– Biển số P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải;
– Biển số P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái;
– Biển số P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải;
– Biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự.
Ý nghĩa sử dụng của từng biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục B Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT.
5. Hiệu lực của biển báo cấm
Hiệu lực của các loại biển báo cấm có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
6. Xử lý người tham gia giao thông vi phạm biển báo cấm
Tùy từng hành vi vi phạm, tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm đó mà người tham gia giao thông có thể bị xử lý vi phạm hành chính (Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
Tìm hiểu thêm: Sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào