Trả lời:
Xem thêm: Quy định về hành lang an toàn giao thông
Nội dung chính
- 1 1. Cơ sở pháp lý quy định về hành lang an toàn giao thông
- 2 2. Một số thuật ngữ liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông
- 3 3. Xác định phạm vi đất đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ
- 4 4. Hành lang an toàn đường bộ có độ dài là bao nhiêu ?
- 5 5. Đường cấp IV,V,VI là gì ?
- 6 6. Hành lang chồng lấn giữa đường bộ và đường sắt
- 7 7. Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ
1. Cơ sở pháp lý quy định về hành lang an toàn giao thông
– Luật giao thông đường bộ năm 2008
– Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
– Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2014.
2. Một số thuật ngữ liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông
Đường bộ, công trình đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hành lang đường bộ là như thế nào ?
>> Xem thêm: Quy định mới về hành lang an toàn lưới điện (220 kv, 500 kv)
Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ (kể cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định từ Điều 15 đến Điều 19 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2010/NĐ-CP) và khoản 2, khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2013/NĐ-CP). Các cơ quan quản lý đường bộ khi xác định bề rộng hành lang an toàn đối với đường phải căn cứ cấp kỹ thuật của đường được quản lý theo quy hoạch, đối với cầu phải căn cứ vào chiều dọc, chiều ngang của cầu.
Trường hợp đường bộ đi chung với công trình thủy lợi, hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật về đê điều.
3. Xác định phạm vi đất đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ
– Đối với trường hợp chưa xác định phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ, đường định mốc lộ giới, phạm vi đất của đường bộ và phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.
– Đối với đường bộ đang khai thác, phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định số 11/2010/NĐ-CP có hiệu lực, phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ được xác định như sau:
a) Phạm vi đất của đường bộ được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.
b) Phạm vi hành lang an toàn đường bộ được xác định sau khi đã xác định phạm vi đất của đường bộ, cụ thể:
>> Xem thêm: Hành lang an toàn giao thông đường bộ có khoảng cách là bao nhiêu?
Trường hợp phần hành lang an toàn đường bộ còn lại lớn hơn hoặc bằng bề rộng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP thì giữ nguyên.
Đọc thêm: Quy định về thời hạn thực hiện dự án
Trường hợp phần hành lang an toàn đường bộ còn lại nhỏ hơn bề rộng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, tiến hành xác định lại phạm vi hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP
4. Hành lang an toàn đường bộ có độ dài là bao nhiêu ?
Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ như sau: Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:
– Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:
+ 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
+ 13 mét đối với đường cấp III; + 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
+ 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
– Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
>> Xem thêm: Quy định về tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
– Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:
+ 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;
+ 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;
+ Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.
– Đối với đường cao tốc trong đô thị:
+ Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn;
+ Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;
+ Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.
– Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ. Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt. – Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.
>> Xem thêm: Tư vấn về việc đất nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ ?
5. Đường cấp IV,V,VI là gì ?
Đọc thêm: Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm
Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế (Nn)
Chức năng của đường Cấp kỹ thuật theo TCVN 4054:2005
Cấp kỹ thuật của đường theo TCVN 10380:2014 Lưu lượng xe thiết kế (Nn), xqđ/nđ Đường huyện: có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện, là cầu nối chuyển tiếp hàng hóa, hành khách từ hệ thống đường quốc gia (quốc lộ, tỉnh lộ) đến trung tâm hành chính của huyện, của xã và các khu chế xuất của huyện; phục vụ sự đi lại và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của huyện. Cấp IV, V, VI – ≥200 Cấp VI A 100 ÷ 200 Đường xã: có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã, kết nối và lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn, làng, ấp, bản và các cơ sở sản xuất kinh doanh của xã. Đường xã chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của xã.
– A 100÷ 200 – B 50 ÷ < 100 Đường thôn: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của thôn, làng, ấp, bản; kết nối và lưu thông hàng hóa tới các trang trại, ruộng đồng, nương rẫy, cơ sở sản xuất, chăn nuôi.
– B 50 ÷ < 100
– C <50 Đường dân sinh: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ… Phương tiện giao thông trên các tuyến đường dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, ngựa thồ.
– D Không có xe ô tô chạy qua Đường nối với các khu vực sản xuất (KVSX): chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông nguyên vật liệu, hàng hóa đến các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến Nông Lâm Thủy Hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương. Cấp IV, V, VI – Xe có tải trọng trục > 6000 kg ÷ 10000 kg chiếm trên 10%.
6. Hành lang chồng lấn giữa đường bộ và đường sắt
>> Xem thêm: Quy định về hiến đất cho thôn để làm đường giao thông ? Hành lang an toàn giao thông là gì ?
Khi hành lang an toàn đường sắt chồng lấn hành lang an toàn đường bộ việc phân định hành lang an toàn được thực hiện trên nguyên tắc ưu tiên bố trí đủ hành lang an toàn đường sắt nhưng phải bảo đảm giới hạn hành lang an toàn đường sắt không đè lên mái taluy hoặc bộ phận công trình của đường bộ.
Trường hợp công trình đường bộ và đường sắt đi liền kề và chung nhau rãnh dọc, ranh giới hành lang an toàn xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013-NĐ-CP.
Trường hợp công trình đường bộ, đường sắt có hành lang an toàn chung giữa hai đường nhỏ hơn tổng cộng hành lang an toàn của cả đường sắt và đường bộ theo quy định, ưu tiên bố trí đủ cho hành lang an toàn đường sắt; trường hợp giới hạn hành lang an toàn đường sắt nếu bố trí đủ sẽ đè lên công trình đường bộ, giới hạn hành lang an toàn đường sắt là mép ngoài cùng của công trình đường bộ.
7. Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ
Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ có khoảng cách đến hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.
Các công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ, có ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và an toàn giao thông đường bộ, đã được cơ quan quản lý đường bộ yêu cầu khắc phục nhưng chủ công trình không tự giác thực hiện, cơ quan quản lý đường bộ phải lập hồ sơ kiến nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
>> Xem thêm: Có được phép xây dựng trên đất hành lang an toàn đê điều ?
Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật Minh Khuê
Tìm hiểu thêm: Quy định về đền bù giải phóng mặt bằng