logo-dich-vu-luattq

Quy định về tập huấn phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo an toàn cho con người và tài sản. Doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy, nhân viên, các bộ trong doanh nghiệp cần phải được tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy theo quy định. Theo Luật Phòng cháy chữa cháy thì tất cả các doanh nghiệp, công ty hoạt động tại Việt Nam đều phải thành lập và đào tạo các tổ phòng cháy chữa cháy. Dưới đây là một số quy định về huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp.

Quy định về đối tượng huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp

Được quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 66/2014/TT-BCA, các đối tượng cần tham gia huấn luyện PCCC gồm:

Xem thêm: Quy định về tập huấn phòng cháy chữa cháy

– Người có chức danh chỉ huy chữa cháy tại doanh nghiệp, quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

– Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

– Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ.

– Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

– Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Quy định về tổ chức huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp

Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện PCCC cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Trường hợp các doanh nghiệp không tự tổ chức được các lớp huấn luyện thì phải có đơn đề nghị Cảnh sát PCCC tổ chức lớp huấn luyện. Hoặc liên hệ các trung tâm cung cấp dịch vụ huấn luyện phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép.

Tất cả kinh phí tổ chức lớp huấn luyện đều do doanh nghiệp hoặc các nhân tham gia lớp huấn luyện chịu trách nhiệm chi trả.

Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Nội dung lý thuyết

Cập nhật tình hình cháy nổ trong nước cũng như tại địa phương mà doanh nghiệp đang hoạt động. Phân tích những nguyên nhân theo thực trạng cháy nổ.

Các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC: Luật PCCC, Nghị định 79/2014/NĐ-CP, Nghị định 46/2012/NĐ-CP. Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Thông tư 66/TT-BCA.

Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng.

– Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.

– Các biện pháp phòng cháy. Biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.

– Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.

– Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

– Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Tìm hiểu thêm: QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC PHÍ MỚI NHẤT NĂM 2021

Quy trình chữa cháy thông thường.

Quy trình cứu chữa một vụ cháy.

Hướng dẫn kiểm tra, sử dụng các loại phương tiện PCCC được trang bị tại doanh nghiệp.

Nội dung thực hành

▪️ Người có trách nhiệm xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phù hợp với tình hình và đặc điểm nghề nghiệp của doanh nghiệp.

▪️ Phương án chữa cháy phải được tổ chức diễn tập ít nhất mỗi năm 1 lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.

▪️ Thực hành sử dụng bình chữa cháy xách tay.

Quy định về thời gian huấn luyện

▪️ Huấn luyện lần đầu:

+ Từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

+ Thời gian tối thiểu từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng còn lại.

▪️ Huấn luyện lại:

Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các thành viên khác.

Riêng đối với thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thì thời gian huấn luyện lại là 32 giờ.

Huấn luyện bổ sung, cập nhật kiến thức hằng năm.

Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ. Và tối thiểu 16 giờ đối với thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

Quy định về cấp giấy chứng nhận huấn luyện phòng cháy chữa cháy

Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện, các học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận huấn luyện phòng cháy chữa cháy.

Giấy chứng nhận có thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, các học viên cần phải tham gia huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận mới.

Quy định cấp giấy chứng nhận PCCC

Quy định về hồ sơ đề nghị huấn luyện và cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Đọc thêm: Quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất

🔸 Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức huấn luyện, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện.

– Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện.

– Danh sách trích ngang lý lịch của người được huấn luyện.

🔸 Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức huấn luyện,hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị tổ chức huấn luyện và cấp chứng nhận huấn luyện.

– Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký tham gia huấn luyện.

🔸 Đối với cá nhân có nhu cầu: Có văn bản đề nghị tham gia huấn luyện, cấp chứng nhận.

Trên đây là những quy định về huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Quý doanh nghiệp, cá nhân học viên có nhu cầu đăng ký huấn luyện PCCC vui lòng liên hệ CRS VINA để được tư vấn và hướng dẫn đăng ký.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

☎ Hotline: 0967 370 488 – 0967 370 488

🌏 Website: https://daotaoantoan.org/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📩 Email: info@dichvuluattoanquoc.com

🔆 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🔆 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🔆 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

🔆 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Tìm hiểu thêm: Quy định làm căn cước công dân

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !